Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 8 tháng đầu năm, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân được 7,28 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Tính đến hết ngày 20/8, cả nước có 672 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 5,52 tỷ USD, giảm 43,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đã có 244 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 2,95 tỷ USD.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 8 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,47 tỷ USD, giảm gần 34% so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 281 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,74 tỷ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 8 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm 20,4%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 124 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 377 triệu USD, chiếm 4,4%.
Tiếp theo là lĩnh vực vận tải, kho bãi; y tế và trợ giúp xã hội với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 198,6 triệu và 83,8 triệu USD.
Tính từ đầu năm đến nay đã có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 4,33 tỷ USD, chiếm 51,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Samoa đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 889,8 triệu USD; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 654,7 triệu USD.
Về địa bàn thu hút đầu tư, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 1,84 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là thành phố Hải Phòng với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD. Đồng Nai đứng thứ 3 với 972,8 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã ra khỏi top 3 lần lượt đứng vị trí 4 và 5.
Có một điều đáng chú ý là phần lớn các dự án FDI trong 8 tháng đầu năm có quy mô vừa và nhỏ. Trong số 672 dự án được cấp mới trong 8 tháng đầu năm chỉ có 1 dự án có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; có 57 dự án có quy mô từ 10 triệu USD trở lên (chiếm 8,1% số dự án) với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD. Phần lớn các dự án này tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản.
Có khá nhiều các dự án nhỏ và siêu nhỏ trong 8 tháng đầu năm nay với 126 dự án có quy mô vốn nhỏ hơn hoặc bằng 100.000 USD (chiếm 19% tổng số dự án). Các dự án này chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn, kinh doanh thương mại và sản xuất phần mềm.
Vì vậy, theo ông Phan Hữu Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư nước ngoài, để thu hút được những dự án FDI có quy mô lớn vào Việt Nam, trước hết chúng ta cần phải có các dự án công nghiệp quy mô lớn gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Các dự án này trước hết phải nằm trong quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam đến 2020, được thống nhất cao trong quan điểm mời gọi nguồn vốn FDI từ bên ngoài. Đồng thời hồ sơ xúc tiến đầu tư các dự án này cần được chuẩn bị kỹ theo đúng thông lệ quốc tế, trong đó đã được xác định rõ hình thức đầu tư, địa điểm, đất đai, các điều kiện cơ sở hạ tầng liên quan (cung cấp điện nước), ưu đãi đầu tư.
Bên cạnh đó là phương án xúc tiến đầu tư cụ thể, cách tiếp cận, mời gọi các nhà đầu tư tiềm năng.
Và một điều quan trọng nữa là sự trợ giúp và chăm sóc các doanh nghiệp FDI lớn hiện có tại Việt Nam cũng sẽ tác động đến việc thu hút các dự án có quy mô công nghiệp lớn vào Việt Nam trong thời gian tới./.
Tính đến hết ngày 20/8, cả nước có 672 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 5,52 tỷ USD, giảm 43,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đã có 244 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 2,95 tỷ USD.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 8 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,47 tỷ USD, giảm gần 34% so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 281 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,74 tỷ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 8 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm 20,4%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 124 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 377 triệu USD, chiếm 4,4%.
Tiếp theo là lĩnh vực vận tải, kho bãi; y tế và trợ giúp xã hội với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 198,6 triệu và 83,8 triệu USD.
Tính từ đầu năm đến nay đã có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 4,33 tỷ USD, chiếm 51,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Samoa đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 889,8 triệu USD; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 654,7 triệu USD.
Về địa bàn thu hút đầu tư, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 1,84 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là thành phố Hải Phòng với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD. Đồng Nai đứng thứ 3 với 972,8 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã ra khỏi top 3 lần lượt đứng vị trí 4 và 5.
Có một điều đáng chú ý là phần lớn các dự án FDI trong 8 tháng đầu năm có quy mô vừa và nhỏ. Trong số 672 dự án được cấp mới trong 8 tháng đầu năm chỉ có 1 dự án có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; có 57 dự án có quy mô từ 10 triệu USD trở lên (chiếm 8,1% số dự án) với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD. Phần lớn các dự án này tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản.
Có khá nhiều các dự án nhỏ và siêu nhỏ trong 8 tháng đầu năm nay với 126 dự án có quy mô vốn nhỏ hơn hoặc bằng 100.000 USD (chiếm 19% tổng số dự án). Các dự án này chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn, kinh doanh thương mại và sản xuất phần mềm.
Vì vậy, theo ông Phan Hữu Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư nước ngoài, để thu hút được những dự án FDI có quy mô lớn vào Việt Nam, trước hết chúng ta cần phải có các dự án công nghiệp quy mô lớn gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Các dự án này trước hết phải nằm trong quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam đến 2020, được thống nhất cao trong quan điểm mời gọi nguồn vốn FDI từ bên ngoài. Đồng thời hồ sơ xúc tiến đầu tư các dự án này cần được chuẩn bị kỹ theo đúng thông lệ quốc tế, trong đó đã được xác định rõ hình thức đầu tư, địa điểm, đất đai, các điều kiện cơ sở hạ tầng liên quan (cung cấp điện nước), ưu đãi đầu tư.
Bên cạnh đó là phương án xúc tiến đầu tư cụ thể, cách tiếp cận, mời gọi các nhà đầu tư tiềm năng.
Và một điều quan trọng nữa là sự trợ giúp và chăm sóc các doanh nghiệp FDI lớn hiện có tại Việt Nam cũng sẽ tác động đến việc thu hút các dự án có quy mô công nghiệp lớn vào Việt Nam trong thời gian tới./.
Quang Toàn (TTXVN)