Truyền thông Anh ngày 18/7 dẫn nguồn tin từ Công ty thăm dò Odyssey Marine Exploration của Mỹ, chuyên trục vớt xác tàu từ đáy biển, cho biết khoảng 48 tấn bạc trên chiếc tàu thủy vận tải-quân sự mang tên SS Gairrsoppa của Anh bị đắm năm 1941 ở Đại Tây Dương, cách thành phố Galway, Irceland, 300 hải lý, đã được trục vớt thành công và đang được cất giữ an toàn ở London.
Theo đại diện của Odyssey Marine Exploration, họ đã vớt được 1.203 thỏi bạc (quy đổi theo thời giá hiện nay tương đương khoảng 38 triệu USD), từ SS Gairrsoppa, tuy nhiên nhân viên công ty tin tưởng rằng số bạc này mới chỉ chiếm khoảng 20% số kim loại quý có trong chiếc tàu bị đắm.
Tháng 2/1941, tàu SS Gairrsoppa cùng 85 thủy thủ đoàn đang vận chuyển khối lượng bạc lớn khi di chuyển trên vùng biển Đại Tây Dương gần Irceland thì bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức. Chỉ một người duy nhất sống sót trong vụ đắm tàu này. Theo các thông tin ghi lại, trên tàu chở khoảng 200 tấn bạc.
Năm 2010, sau khi đã thanh toán bồi thường bảo hiểm cho các chủ sở hữu SS Gairrsoppa và chủ số hàng hóa trên chiếc tàu này, Chính phủ Anh trở thành chủ sở hữu hợp pháp và đã ký hợp đồng với Odyssey Marine Exploration để đưa kho báu ở Đại Tây Dương từ độ sâu 4.700m lên mặt nước. Theo hợp đồng này, Công ty Odyssey Marine Exploration sẽ được hưởng 80% giá trị kho báu tìm được.
Tuy nhiên, hiện một số nhà sử học Ấn Độ lên tiếng bác bỏ quyền sở hữu của Anh đối với kho báu nói trên.
Theo họ, số bạc trên SS Gairrsoppa được chuyển ra khỏi Ấn Độ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đáng lẽ có thể được sử dụng để đối phó với tình trạng lạm phát phi mã trong những năm 40 của thế kỷ trước, dẫn tới nạn đói cướp đi sinh mạng hàng triệu người dân nước này. Đây là cơ sở để Ấn Độ có thể yêu cầu Chính phủ Anh bồi thường./.
Theo đại diện của Odyssey Marine Exploration, họ đã vớt được 1.203 thỏi bạc (quy đổi theo thời giá hiện nay tương đương khoảng 38 triệu USD), từ SS Gairrsoppa, tuy nhiên nhân viên công ty tin tưởng rằng số bạc này mới chỉ chiếm khoảng 20% số kim loại quý có trong chiếc tàu bị đắm.
Tháng 2/1941, tàu SS Gairrsoppa cùng 85 thủy thủ đoàn đang vận chuyển khối lượng bạc lớn khi di chuyển trên vùng biển Đại Tây Dương gần Irceland thì bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức. Chỉ một người duy nhất sống sót trong vụ đắm tàu này. Theo các thông tin ghi lại, trên tàu chở khoảng 200 tấn bạc.
Năm 2010, sau khi đã thanh toán bồi thường bảo hiểm cho các chủ sở hữu SS Gairrsoppa và chủ số hàng hóa trên chiếc tàu này, Chính phủ Anh trở thành chủ sở hữu hợp pháp và đã ký hợp đồng với Odyssey Marine Exploration để đưa kho báu ở Đại Tây Dương từ độ sâu 4.700m lên mặt nước. Theo hợp đồng này, Công ty Odyssey Marine Exploration sẽ được hưởng 80% giá trị kho báu tìm được.
Tuy nhiên, hiện một số nhà sử học Ấn Độ lên tiếng bác bỏ quyền sở hữu của Anh đối với kho báu nói trên.
Theo họ, số bạc trên SS Gairrsoppa được chuyển ra khỏi Ấn Độ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đáng lẽ có thể được sử dụng để đối phó với tình trạng lạm phát phi mã trong những năm 40 của thế kỷ trước, dẫn tới nạn đói cướp đi sinh mạng hàng triệu người dân nước này. Đây là cơ sở để Ấn Độ có thể yêu cầu Chính phủ Anh bồi thường./.
(TTXVN)