Theo Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, đàn sếu đầu đỏ gần 40 con đã về vườn, nhiều nhất là ở khu A1 và A5.
Sau khi nước lũ rút đầu tháng Một vừa qua, bầy sếu bắt đầu bay về tìm kiếm thức ăn ở đây, vài con thám thính địa hình, khi môi trường tốt, chúng rủ nhau về ngày càng đông. Sếu đầu đỏ là một trong những loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ, hiện được các tổ chức bảo tồn bảo vệ nghiêm ngặt.
Dự đoán đàn sếu sẽ về đông nhất vào đầu tháng Năm tới với hàng trăm con. Đặc biệt, năm nay sếu về tập trung khu A1 bởi cánh đồng năng um tùm đã bị đốt cháy, hiện có nhiều củ năng non là món ngon cho sếu đầu đỏ. Không chỉ có loài sếu về sinh sống mà Vườn quốc gia Tràm Chim có môi trường tốt thu hút hơn 230 loài chim nước, trong đó có 16 loài chim quý hiếm đang được bảo vệ .
Để bảo vệ các loài động, thực vật phát triển, nhất là sếu đầu đỏ bay về trong mùa này, Ban quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim luôn chú trọng điều tiết nước, nhất là các bãi ăn của sếu ở khu A1, A3, A4 và A5. Lực lượng bảo vệ thường xuyên túc trực 24/24 giờ nơi có sếu về ở, nghiêm cấm các hoạt động săn bắt.
Môi trường tự nhiên Vườn quốc gia Tràm Chim được cải thiện đáng kể, mực nước các khu vực đảm bảo theo chuẩn nên các loài thủy sinh, thủy sản phát triển nhanh, thảm thực vật cũng được phục hồi và phát triển nhanh trong mùa lũ, trong đó có trên 500ha lúa trời (lúa ma) được bảo tồn. Đây là điều kiện thích hợp để các loài chim về đây quần tụ kiếm ăn sau khi nước lũ rút./.
Sau khi nước lũ rút đầu tháng Một vừa qua, bầy sếu bắt đầu bay về tìm kiếm thức ăn ở đây, vài con thám thính địa hình, khi môi trường tốt, chúng rủ nhau về ngày càng đông. Sếu đầu đỏ là một trong những loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ, hiện được các tổ chức bảo tồn bảo vệ nghiêm ngặt.
Dự đoán đàn sếu sẽ về đông nhất vào đầu tháng Năm tới với hàng trăm con. Đặc biệt, năm nay sếu về tập trung khu A1 bởi cánh đồng năng um tùm đã bị đốt cháy, hiện có nhiều củ năng non là món ngon cho sếu đầu đỏ. Không chỉ có loài sếu về sinh sống mà Vườn quốc gia Tràm Chim có môi trường tốt thu hút hơn 230 loài chim nước, trong đó có 16 loài chim quý hiếm đang được bảo vệ .
Để bảo vệ các loài động, thực vật phát triển, nhất là sếu đầu đỏ bay về trong mùa này, Ban quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim luôn chú trọng điều tiết nước, nhất là các bãi ăn của sếu ở khu A1, A3, A4 và A5. Lực lượng bảo vệ thường xuyên túc trực 24/24 giờ nơi có sếu về ở, nghiêm cấm các hoạt động săn bắt.
Môi trường tự nhiên Vườn quốc gia Tràm Chim được cải thiện đáng kể, mực nước các khu vực đảm bảo theo chuẩn nên các loài thủy sinh, thủy sản phát triển nhanh, thảm thực vật cũng được phục hồi và phát triển nhanh trong mùa lũ, trong đó có trên 500ha lúa trời (lúa ma) được bảo tồn. Đây là điều kiện thích hợp để các loài chim về đây quần tụ kiếm ăn sau khi nước lũ rút./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN/Vietnam+)