Hiện nay, dịch tả bùng phát tại Haiti từ tháng Mười vừa qua, tiếp tục diễn biến phức tạp. Số trường hợp tử vong hiện đã tăng lên con số 2.901 người và hơn 150.000 người nhiễm bệnh.
Trước thực trạng này, các cơ quan nhân đạo của Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có những hoạt động mạnh mẽ hơn để hỗ trợ chính quyền Haiti đối phó với dịch bệnh.
Ngày 30/12, tuyên bố của Văn phòng điều phối nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho rằng thiếu nước sạch và nhà vệ sinh trong các cơ sở y tế, việc tiếp cận dịch vụ y tế bị hạn chế và sự phối hợp giữa các bên chưa chặt chẽ là những nguyên nhân chính khiến công tác dập dịch tại Haiti gặp nhiều khó khăn. Do đó, OCHA cho rằng cần thiết phải có những hoạt động chung với quy mô lớn hơn để phòng ngừa bệnh dịch lan rộng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua cơ quan khu vực của mình là Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cũng tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy vấn đề vệ sinh dịch tễ và các hoạt động huy động sự tham gia của xã hội, in và phát hàng trăm nghìn áp phích và tờ hướng dẫn việc phòng ngừa và điều trị bệnh tả. Ngoài ra, Chính phủ Haiti cũng sẽ thực hiện một chương trình nhằm kiểm soát dịch bệnh với sự tham gia của trên 500 chuyên gia y tế đã được PAHO/WHO huấn luyện.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục quyên góp ủng hộ người dân Haiti.
Ông tuyên bố thành lập một ủy ban khoa học độc lập để điều tra nguyên nhân gây dịch bệnh sau khi giới truyền thông nước sở tại đều đưa tin binh lính gìn giữ hòa bình người Nepal trong Phái bộ Liên hợp quốc tại Haiti là nguồn lây bệnh.
Các quan sát viên quốc tế tại Haiti ngày 30/12 đã bắt đầu tiến trình kiểm lại phiếu bầu nhằm phá thế bế tắc chính trị ở quốc gia Trung Mỹ này sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi hồi tháng trước.
Phát biểu trước báo giới tại Washington, Mỹ, Trợ lý Tổng Thư ký Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) Albert Ramdin cho biết tiến trình kiểm phiếu lại sẽ kéo dài trong bốn ngày. Đầu tuần tới, kết quả kiểm phiếu sẽ được trình lên Tổng thống Rene Preval.
Trước đó, trong một thông cáo ngày 14/12, Văn phòng Tổng thống Preval cho biết Tổng thống đã yêu cầu OAS gửi hai phái đoàn gồm các chuyên gia về bầu cử và pháp lý đến Haiti, một sẽ tham gia kiểm phiếu lại và phái đoàn còn lại sẽ giúp Chính phủ Haiti giải quyết những khó khăn về thủ tục pháp lý.
Theo kết quả bầu cử sơ bộ, cựu Đệ nhất phu nhân Mirlande Manigat giành nhiều phiếu nhất (31,37% số phiếu ủng hộ), ứng cử viên Jude Celestin về thứ hai với 22,49% phiếu bầu. Tuy nhiên, chiến thắng sít sao với cách biệt chưa đầy 1% phiếu bầu của ông Celestin, đại diện của đảng cầm quyền, trước ứng cử viên về thứ ba là Michel Martelly đã làm dấy lên những nghi ngờ về gian lận tại quốc gia có lịch sử về độc tài và biến động chính trị này.
Với kết quả này, Haiti sẽ phải tiến hành bầu cử tổng thống vòng hai do không ứng cử viên nào giành được quá 50% số phiếu bầu. Đã có ít nhất 4 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ biểu tình./.
Trước thực trạng này, các cơ quan nhân đạo của Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có những hoạt động mạnh mẽ hơn để hỗ trợ chính quyền Haiti đối phó với dịch bệnh.
Ngày 30/12, tuyên bố của Văn phòng điều phối nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho rằng thiếu nước sạch và nhà vệ sinh trong các cơ sở y tế, việc tiếp cận dịch vụ y tế bị hạn chế và sự phối hợp giữa các bên chưa chặt chẽ là những nguyên nhân chính khiến công tác dập dịch tại Haiti gặp nhiều khó khăn. Do đó, OCHA cho rằng cần thiết phải có những hoạt động chung với quy mô lớn hơn để phòng ngừa bệnh dịch lan rộng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua cơ quan khu vực của mình là Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cũng tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy vấn đề vệ sinh dịch tễ và các hoạt động huy động sự tham gia của xã hội, in và phát hàng trăm nghìn áp phích và tờ hướng dẫn việc phòng ngừa và điều trị bệnh tả. Ngoài ra, Chính phủ Haiti cũng sẽ thực hiện một chương trình nhằm kiểm soát dịch bệnh với sự tham gia của trên 500 chuyên gia y tế đã được PAHO/WHO huấn luyện.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục quyên góp ủng hộ người dân Haiti.
Ông tuyên bố thành lập một ủy ban khoa học độc lập để điều tra nguyên nhân gây dịch bệnh sau khi giới truyền thông nước sở tại đều đưa tin binh lính gìn giữ hòa bình người Nepal trong Phái bộ Liên hợp quốc tại Haiti là nguồn lây bệnh.
Các quan sát viên quốc tế tại Haiti ngày 30/12 đã bắt đầu tiến trình kiểm lại phiếu bầu nhằm phá thế bế tắc chính trị ở quốc gia Trung Mỹ này sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi hồi tháng trước.
Phát biểu trước báo giới tại Washington, Mỹ, Trợ lý Tổng Thư ký Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) Albert Ramdin cho biết tiến trình kiểm phiếu lại sẽ kéo dài trong bốn ngày. Đầu tuần tới, kết quả kiểm phiếu sẽ được trình lên Tổng thống Rene Preval.
Trước đó, trong một thông cáo ngày 14/12, Văn phòng Tổng thống Preval cho biết Tổng thống đã yêu cầu OAS gửi hai phái đoàn gồm các chuyên gia về bầu cử và pháp lý đến Haiti, một sẽ tham gia kiểm phiếu lại và phái đoàn còn lại sẽ giúp Chính phủ Haiti giải quyết những khó khăn về thủ tục pháp lý.
Theo kết quả bầu cử sơ bộ, cựu Đệ nhất phu nhân Mirlande Manigat giành nhiều phiếu nhất (31,37% số phiếu ủng hộ), ứng cử viên Jude Celestin về thứ hai với 22,49% phiếu bầu. Tuy nhiên, chiến thắng sít sao với cách biệt chưa đầy 1% phiếu bầu của ông Celestin, đại diện của đảng cầm quyền, trước ứng cử viên về thứ ba là Michel Martelly đã làm dấy lên những nghi ngờ về gian lận tại quốc gia có lịch sử về độc tài và biến động chính trị này.
Với kết quả này, Haiti sẽ phải tiến hành bầu cử tổng thống vòng hai do không ứng cử viên nào giành được quá 50% số phiếu bầu. Đã có ít nhất 4 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ biểu tình./.
(TTXVN/Vietnam+)