Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng-an ninh (2001-2010) đã được Hội đồng Giáo dục quốc phòng-An ninh tổ chức sáng 8/9, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Hội đồng. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 63 tỉnh, thành.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định các đối tượng sau khi được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh đã nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối quốc phòng-an ninh của Đảng, Nhà nước; nhận rõ âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của toàn dân, cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Phó Thủ tướng nhấn mạnh từ năm 2011-2015, tiếp tục quán triệt sâu rộng tới toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trọng tâm là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng an ninh. Công tác giáo dục quốc phòng-an ninh phải được đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ, có chiều sâu, để mọi cán bộ, đảng viên và mọi người nhân dân đều hiểu rõ. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng dự án Luật giáo dục quốc phòng-an ninh để báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội vào năm 2012.
Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai các bước xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu về giáo dục quốc phòng-an ninh cho các đối tượng theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, phải chuẩn hóa chương trình cho từng đối tượng cũng như quy trình đào tạo bồi dưỡng cho từng đối tượng.
Đề án đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần được khẩn trương triển khai. Đội ngũ giáo viên từng bước chuẩn hóa theo quy định, phấn đấu đến năm 2016, tất cả các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trên cả nước đều có giáo viên chuyên trách môn học giáo dục quốc phòng-an ninh. Tiến độ xây dựng các trung tâm giáo dục quốc phòng-an ninh được đẩy nhanh, phấn đấu năm 2015 có khoảng 70% - 80% sinh viên được học môn giáo dục quốc phòng-an ninh tại các trung tâm được xây dựng theo chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, ban cán sự Đảng, đảng đoàn các cấp, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác giáo dục quốc phòng-an ninh, đặt công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức Đảng, là trách nhiệm của chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho mọi đối tượng, trọng tâm là đối tượng 1 và 2 và một số cán bộ mới được bổ nhiệm sau Đại hội Đảng lần thứ XI. Công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng-an ninh cho toàn dân được tăng cường và đổi mới, chú trọng đến các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo. Chương trình “học kỳ quân đội” được sơ kết chặt chẽ, để rút kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện.
Báo cáo tổng kết 10 năm, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam khẳng định 10 năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ về công tác giáo dục quốc phòng-an ninh, đạt được mục tiêu đề ra.
Hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục quốc phòng-an ninh cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho các đối tượng được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời, tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác này. Quá trình tổ chức thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng với các bộ, ngành Trung ương có liên quan và sự chỉ đạo thường xuyên của Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh các cấp.
10 năm qua, cả nước có gần 3 triệu người được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh. Ngoài các đối tượng theo quy định, việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh còn được mở rộng đến tới các chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo; văn nghệ sỹ, trí thức, các nhà khoa học; già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trưởng các dòng họ; chủ hộ gia đình biên giới, chủ các tàu thuyền đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển, chủ hộ các gia đình đồng bào dân tộc Mông; thanh niên, nông dân… Nhiều tin, bài, phóng sự chủ đề quốc phòng-an ninh đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tham luận tại hội nghị, các đại biểu đều khẳng định công tác quốc phòng-an ninh luôn được Đảng, Nhà nước coi trọng, qua đó dã góp phần nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, gắn phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh. Có đại biểu đề nghị nâng Nghị định về quốc phòng-an ninh thành Luật cho phù hợp với tình hình mới, điều chỉnh thời gian, nội dung, chương trình, đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho phù hợp.
Dịp này, nhiều tập thể và cá nhân đã được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc và Bằng khen./.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định các đối tượng sau khi được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh đã nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối quốc phòng-an ninh của Đảng, Nhà nước; nhận rõ âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của toàn dân, cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Phó Thủ tướng nhấn mạnh từ năm 2011-2015, tiếp tục quán triệt sâu rộng tới toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trọng tâm là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng an ninh. Công tác giáo dục quốc phòng-an ninh phải được đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ, có chiều sâu, để mọi cán bộ, đảng viên và mọi người nhân dân đều hiểu rõ. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng dự án Luật giáo dục quốc phòng-an ninh để báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội vào năm 2012.
Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai các bước xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu về giáo dục quốc phòng-an ninh cho các đối tượng theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, phải chuẩn hóa chương trình cho từng đối tượng cũng như quy trình đào tạo bồi dưỡng cho từng đối tượng.
Đề án đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần được khẩn trương triển khai. Đội ngũ giáo viên từng bước chuẩn hóa theo quy định, phấn đấu đến năm 2016, tất cả các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trên cả nước đều có giáo viên chuyên trách môn học giáo dục quốc phòng-an ninh. Tiến độ xây dựng các trung tâm giáo dục quốc phòng-an ninh được đẩy nhanh, phấn đấu năm 2015 có khoảng 70% - 80% sinh viên được học môn giáo dục quốc phòng-an ninh tại các trung tâm được xây dựng theo chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, ban cán sự Đảng, đảng đoàn các cấp, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác giáo dục quốc phòng-an ninh, đặt công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức Đảng, là trách nhiệm của chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho mọi đối tượng, trọng tâm là đối tượng 1 và 2 và một số cán bộ mới được bổ nhiệm sau Đại hội Đảng lần thứ XI. Công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng-an ninh cho toàn dân được tăng cường và đổi mới, chú trọng đến các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo. Chương trình “học kỳ quân đội” được sơ kết chặt chẽ, để rút kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện.
Báo cáo tổng kết 10 năm, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam khẳng định 10 năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ về công tác giáo dục quốc phòng-an ninh, đạt được mục tiêu đề ra.
Hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục quốc phòng-an ninh cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho các đối tượng được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời, tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác này. Quá trình tổ chức thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng với các bộ, ngành Trung ương có liên quan và sự chỉ đạo thường xuyên của Hội đồng giáo dục quốc phòng-an ninh các cấp.
10 năm qua, cả nước có gần 3 triệu người được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh. Ngoài các đối tượng theo quy định, việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh còn được mở rộng đến tới các chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo; văn nghệ sỹ, trí thức, các nhà khoa học; già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trưởng các dòng họ; chủ hộ gia đình biên giới, chủ các tàu thuyền đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển, chủ hộ các gia đình đồng bào dân tộc Mông; thanh niên, nông dân… Nhiều tin, bài, phóng sự chủ đề quốc phòng-an ninh đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tham luận tại hội nghị, các đại biểu đều khẳng định công tác quốc phòng-an ninh luôn được Đảng, Nhà nước coi trọng, qua đó dã góp phần nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, gắn phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh. Có đại biểu đề nghị nâng Nghị định về quốc phòng-an ninh thành Luật cho phù hợp với tình hình mới, điều chỉnh thời gian, nội dung, chương trình, đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho phù hợp.
Dịp này, nhiều tập thể và cá nhân đã được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc và Bằng khen./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)