Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh, hiện có gần 2.000 ha thông đang khai thác nhựa bị sâu róm gây hại, tập trung tại: thị xã Hồng Lĩnh, các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc và Cẩm Xuyên.
Thông đang ở độ 4-5 tuổi nên mức độ gây hại của sâu róm rất lớn, nếu các chủ rừng và nhân dân không có biện pháp khống chế thì nhiều diện tích rừng thông sẽ bị trụi lá và cháy.
Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh đã có thông báo đến chủ rừng, nhân dân và các huyện, thị xã, yêu cầu các đơn vị triển khai các biện pháp khoanh vùng nơi có mật độ sâu róm nhiều để chống lây lan, sử dụng các loại thuốc sinh học phòng trừ sâu róm.
Chi cục khuyến khích người dân triển khai các biện pháp thủ công để bắt sâu như rung cây, dùng vồ đập vào gốc cây, dùng bẫy bắt bướm, thu gom nhộng...
Huyện Cẩm Xuyên có trên 1.500ha rừng thông trong đó gần 50% diện tích thông đang cho khai thác nhựa bị sâu róm gây hại.
Ông Ngô Đăng Khoa, Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xuyên cho biết: ban quản lý rừng phòng hộ đã huy động lực lượng cùng với nhân dân ngày đêm triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn sâu róm gây hại trên diện tích 656 ha rừng thông ở các tiểu khu 310, 311 thuộc xã Cẩm Quan, tiểu khu 314B, 315 (Cẩm Mỹ), tiểu khu 312 (Cẩm Hưng), tiểu khu 317 (Cẩm Thịnh), tiểu khu 316, 322 (Cẩm Sơn) và tiểu khu 323 (Cẩm Lạc), mật độ sâu từ 18 đến 25 con/cây, nơi cao lên đến 140, 150 con/cây như xã Cẩm Quan, Cẩm Lạc, Cẩm Sơn.
Ban quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xuyên đã huy động 500 lượt người gồm cán bộ của ban cùng nhân dân dùng 8 máy phun cơ động sử dụng thuốc sinh học phun lên ngọn cây thông để diệt sâu róm.
Các khu rừng thông ở rừng phòng hộ Cẩm Xuyên đã giao cho người dân chăm sóc, khai thác và bảo vệ nên nhân dân cùng Ban quản lý đã nhanh chóng triển khai các biện pháp và khống chế sâu róm lan sang khu rừng khác./.
Thông đang ở độ 4-5 tuổi nên mức độ gây hại của sâu róm rất lớn, nếu các chủ rừng và nhân dân không có biện pháp khống chế thì nhiều diện tích rừng thông sẽ bị trụi lá và cháy.
Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh đã có thông báo đến chủ rừng, nhân dân và các huyện, thị xã, yêu cầu các đơn vị triển khai các biện pháp khoanh vùng nơi có mật độ sâu róm nhiều để chống lây lan, sử dụng các loại thuốc sinh học phòng trừ sâu róm.
Chi cục khuyến khích người dân triển khai các biện pháp thủ công để bắt sâu như rung cây, dùng vồ đập vào gốc cây, dùng bẫy bắt bướm, thu gom nhộng...
Huyện Cẩm Xuyên có trên 1.500ha rừng thông trong đó gần 50% diện tích thông đang cho khai thác nhựa bị sâu róm gây hại.
Ông Ngô Đăng Khoa, Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xuyên cho biết: ban quản lý rừng phòng hộ đã huy động lực lượng cùng với nhân dân ngày đêm triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn sâu róm gây hại trên diện tích 656 ha rừng thông ở các tiểu khu 310, 311 thuộc xã Cẩm Quan, tiểu khu 314B, 315 (Cẩm Mỹ), tiểu khu 312 (Cẩm Hưng), tiểu khu 317 (Cẩm Thịnh), tiểu khu 316, 322 (Cẩm Sơn) và tiểu khu 323 (Cẩm Lạc), mật độ sâu từ 18 đến 25 con/cây, nơi cao lên đến 140, 150 con/cây như xã Cẩm Quan, Cẩm Lạc, Cẩm Sơn.
Ban quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xuyên đã huy động 500 lượt người gồm cán bộ của ban cùng nhân dân dùng 8 máy phun cơ động sử dụng thuốc sinh học phun lên ngọn cây thông để diệt sâu róm.
Các khu rừng thông ở rừng phòng hộ Cẩm Xuyên đã giao cho người dân chăm sóc, khai thác và bảo vệ nên nhân dân cùng Ban quản lý đã nhanh chóng triển khai các biện pháp và khống chế sâu róm lan sang khu rừng khác./.
Công Tường (TTXVN/Vietnam+)