Trong năm 2012, các doanh nghiệp ngành xây dựng phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn. Vì vậy, đã có đến gần 18.000 doanh nghiệp báo lỗ, phá sản hoặc giải thể.
Cụ thể, có tới 15.296 trên tổng số hơn 50.000 doanh nghiệp ngành xây dựng thông báo thua lỗ. Số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể cũng lên tới 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. So với cùng kỳ năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động của ngành xây dựng tăng 9,4%; trong đó doanh nghiệp xây dựng tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng 24,1%.
Không chỉ vậy, đối với các Tổng Công ty Nhà nước do Bộ Xây dựng quản lý, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Trong năm 2012, tăng trưởng của các doanh nghiệp này đều có chiều hướng giảm so với năm 2011. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh ước đạt 158.338,1 tỷ đồng, bằng 98,2% so với kế hoạch và bằng 94% so với năm 2011.Tổng giá trị đầu tư ước đạt 17.807,6 tỷ đồng và bằng 88,97% kế hoạch năm 2012. Doanh thu ước đạt 135.374,6 tỷ đồng, bằng 97% kế hoạch năm 2012.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng nhận định năm qua, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, ngành xây dựng đã phải đối mặt với việc các nguồn lực phát triển giảm mạnh, niềm tin của thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm mạnh; tồn kho, nợ đọng trong đầu tư xây dựng gia tăng.
Riêng với các doanh nghiệp bất động sản, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho hay, năm 2012 là một năm đầy khó khăn của thị trường. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, giá cả bất động sản sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường. Số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch.
Bộ trưởng cũng dự đoán năm 2013 các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sẽ còn phải đối diện với nhiều khó khăn, địa ốc sẽ còn tiếp tục trầm lắng, tồn kho xây dựng còn nhiều./.
Cụ thể, có tới 15.296 trên tổng số hơn 50.000 doanh nghiệp ngành xây dựng thông báo thua lỗ. Số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể cũng lên tới 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. So với cùng kỳ năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động của ngành xây dựng tăng 9,4%; trong đó doanh nghiệp xây dựng tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng 24,1%.
Không chỉ vậy, đối với các Tổng Công ty Nhà nước do Bộ Xây dựng quản lý, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Trong năm 2012, tăng trưởng của các doanh nghiệp này đều có chiều hướng giảm so với năm 2011. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh ước đạt 158.338,1 tỷ đồng, bằng 98,2% so với kế hoạch và bằng 94% so với năm 2011.Tổng giá trị đầu tư ước đạt 17.807,6 tỷ đồng và bằng 88,97% kế hoạch năm 2012. Doanh thu ước đạt 135.374,6 tỷ đồng, bằng 97% kế hoạch năm 2012.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng nhận định năm qua, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, ngành xây dựng đã phải đối mặt với việc các nguồn lực phát triển giảm mạnh, niềm tin của thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm mạnh; tồn kho, nợ đọng trong đầu tư xây dựng gia tăng.
Riêng với các doanh nghiệp bất động sản, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho hay, năm 2012 là một năm đầy khó khăn của thị trường. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, giá cả bất động sản sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường. Số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch.
Bộ trưởng cũng dự đoán năm 2013 các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sẽ còn phải đối diện với nhiều khó khăn, địa ốc sẽ còn tiếp tục trầm lắng, tồn kho xây dựng còn nhiều./.
Sơn Bách (Vietnam+)