Ngày 28/9, bên lề cuộc thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc, 11 nước đã ký kết, phê chuẩn hoặc chấp nhận Nghị định thư hành động về sự tham gia của trẻ em vào các cuộc xung đột vũ trang và Cam kết Paris về trẻ em tham gia lực lượng vũ trang hoặc các nhóm vũ trang.
Sự kiện trên đã đưa số nước cam kết cấm tuyển mộ lính trẻ em đồng thời tích cực hỗ trợ đưa trẻ em khỏi các nhóm vũ trang và hòa nhập xã hội lên tới 136 nước.
Phát biểu trước báo giới, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về trẻ em và xung đột vũ trang, bà Radhika Coomaraswamy gọi ngày này là “ngày bước ngoặt đối với trẻ em.”
Bà Coomaraswamy nhấn mạnh sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang không chỉ bị lên án về đạo đức mà còn là tội ác chiến tranh.
Để bảo vệ trẻ em hôm nay và trong tương lai, thế giới phải hành động tập thể để đảm bảo rằng các lực lượng vũ trang và phiến quân phải bị trừng phạt vì tội ác này.
Giám đốc chấp hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Anthony Lake cũng khẳng định Cam kết Paris xác nhận quyết tâm tập thể bảo vệ quyền cơ bản nhất của trẻ em là được làm trẻ em.
Sự kiện ký kết các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em được UNICEF và Văn phòng Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về trẻ em và xung đột vũ trang tổ chức cũng nhằm tìm các nguồn tài chính hỗ trợ các chương trình ngăn ngừa và tái hòa nhập lính trẻ em vào đời sống dân sự cũng như giám sát sự tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế này của các nước trên thế giới.
UNICEF và Văn phòng Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về trẻ em và xung đột vũ trang phát động cuộc vận động toàn cầu trong hai năm (kết thúc vào ngày 12/2/2012) nhằm vào hơn 50 nước chưa phê chuẩn Nghị định thư hành động về sự tham gia của trẻ em vào các cuộc xung đột vũ trang để kỷ niệm 10 năm Nghị định thư này có hiệu lực pháp lý toàn cầu./.
Sự kiện trên đã đưa số nước cam kết cấm tuyển mộ lính trẻ em đồng thời tích cực hỗ trợ đưa trẻ em khỏi các nhóm vũ trang và hòa nhập xã hội lên tới 136 nước.
Phát biểu trước báo giới, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về trẻ em và xung đột vũ trang, bà Radhika Coomaraswamy gọi ngày này là “ngày bước ngoặt đối với trẻ em.”
Bà Coomaraswamy nhấn mạnh sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang không chỉ bị lên án về đạo đức mà còn là tội ác chiến tranh.
Để bảo vệ trẻ em hôm nay và trong tương lai, thế giới phải hành động tập thể để đảm bảo rằng các lực lượng vũ trang và phiến quân phải bị trừng phạt vì tội ác này.
Giám đốc chấp hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Anthony Lake cũng khẳng định Cam kết Paris xác nhận quyết tâm tập thể bảo vệ quyền cơ bản nhất của trẻ em là được làm trẻ em.
Sự kiện ký kết các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em được UNICEF và Văn phòng Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về trẻ em và xung đột vũ trang tổ chức cũng nhằm tìm các nguồn tài chính hỗ trợ các chương trình ngăn ngừa và tái hòa nhập lính trẻ em vào đời sống dân sự cũng như giám sát sự tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế này của các nước trên thế giới.
UNICEF và Văn phòng Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về trẻ em và xung đột vũ trang phát động cuộc vận động toàn cầu trong hai năm (kết thúc vào ngày 12/2/2012) nhằm vào hơn 50 nước chưa phê chuẩn Nghị định thư hành động về sự tham gia của trẻ em vào các cuộc xung đột vũ trang để kỷ niệm 10 năm Nghị định thư này có hiệu lực pháp lý toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)