Theo số liệu mới nhất của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), gần 1/4 người dân Liên minh châu Âu (EU) sống trong nghèo đói.
Trong báo cáo vừa mới được công bố Eurostat cho biết trong năm 2011 có tới 119,6 triệu người, chiếm 24,2% dân số EU sống trong tình trạng nghèo đói, cao hơn mức 23,4% trong năm 2010.
Phương pháp tính toán của Eurostat dựa trên việc phân tích toàn bộ ba thông số. Thứ nhất; đó là mức thu nhập thực tế (bao gồm cả chi trả xã hội và bồi thường). Thứ hai là việc đánh giá khả năng của mỗi gia đình tự chi trả khối lượng vật chất tối thiểu cho cuộc sống trong khu vực sinh sống, bao gồm thực phẩm, nhà ở, điện và sưởi ấm. Thứ ba là việc tiếp cận với thị trường lao động, vốn rất khác nhau ở những vùng khác nhau của châu Âu.
Theo sơ đồ phân tích này, nước nghèo nhất EU là Bulgaria, nơi mà theo tiêu chuẩn nghèo của châu Âu có tới 49% dân số, vị trí thứ hai gồm Romania và Latvia chiếm khoảng 40% dân số và Hy Lạp ở vị trí thứ 3 với 31% người dân sống trong cảnh bần hàn.
Cũng theo bản báo cáo trên, những nước có số người nghèo ít hơn gồm Cộng hòa Séc (15%), Thụy Điển, Hà Lan đều ở mức 16%, Áo và Luxembourg (17%). Trong khi đó các nền kinh tế đầu tàu EU như Đức và Pháp, tình hình vẫn ổn định trong suốt ba năm trở lại đây khi tỷ lệ người nghèo dao động ở mức 19,5%.
Bên cạnh, yếu tố khủng hoảng kinh tế và tài chính thì “những người châu Âu mới” có nguồn gốc từ châu Phi và các nước Trung Đông, vốn trong những năm gần đây ồ ạt nhận được quốc tịch châu Âu, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ người nghèo./.
Trong báo cáo vừa mới được công bố Eurostat cho biết trong năm 2011 có tới 119,6 triệu người, chiếm 24,2% dân số EU sống trong tình trạng nghèo đói, cao hơn mức 23,4% trong năm 2010.
Phương pháp tính toán của Eurostat dựa trên việc phân tích toàn bộ ba thông số. Thứ nhất; đó là mức thu nhập thực tế (bao gồm cả chi trả xã hội và bồi thường). Thứ hai là việc đánh giá khả năng của mỗi gia đình tự chi trả khối lượng vật chất tối thiểu cho cuộc sống trong khu vực sinh sống, bao gồm thực phẩm, nhà ở, điện và sưởi ấm. Thứ ba là việc tiếp cận với thị trường lao động, vốn rất khác nhau ở những vùng khác nhau của châu Âu.
Theo sơ đồ phân tích này, nước nghèo nhất EU là Bulgaria, nơi mà theo tiêu chuẩn nghèo của châu Âu có tới 49% dân số, vị trí thứ hai gồm Romania và Latvia chiếm khoảng 40% dân số và Hy Lạp ở vị trí thứ 3 với 31% người dân sống trong cảnh bần hàn.
Cũng theo bản báo cáo trên, những nước có số người nghèo ít hơn gồm Cộng hòa Séc (15%), Thụy Điển, Hà Lan đều ở mức 16%, Áo và Luxembourg (17%). Trong khi đó các nền kinh tế đầu tàu EU như Đức và Pháp, tình hình vẫn ổn định trong suốt ba năm trở lại đây khi tỷ lệ người nghèo dao động ở mức 19,5%.
Bên cạnh, yếu tố khủng hoảng kinh tế và tài chính thì “những người châu Âu mới” có nguồn gốc từ châu Phi và các nước Trung Đông, vốn trong những năm gần đây ồ ạt nhận được quốc tịch châu Âu, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ người nghèo./.
An Nhân (Vietnam+)