Ngày 3/8, Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Nam Định về tình hình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường năm nay.
Nam Định được Trung ương bố trí kinh phí thực hiện một chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục và cải thiện môi trường đối với dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn xã Hoành Sơn, huyện Giao Thủy. Vùng ô nhiễm có diện tích trên 600m2, với khối lượng đất ô nhiễm nặng là 1.600m3 và đất ô nhiễm nhẹ 2.000m3.
Đối với đất ô nhiễm nặng, tỉnh có phương án xử lý là chôn lấp cô lập bằng bêtông (dày 40cm) kết hợp xử lý hóa chất. Đồng thời, sử dụng mặt bằng cách xa khu dân cư, lấp đất và đổ lớp bêtông mặt, phủ đất trồng cỏ phí trên. Đối với đất ô nhiễm nhẹ, Nam Định sẽ tiến hành xử lý hóa học kết hợp biện pháp chống thấm tại vùng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, sau đó lấy mẫu kiểm tra, đánh giá hiệu quả xử lý và hoàn trả lại mặt bằng.
Dự án xử lý triệt để hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Hoành Sơn của tỉnh Nam Định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức hỗ trợ 13,44 tỷ đồng theo Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 29/4/2012. Sau khi được phân bổ kinh phí Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Giao Thủy tiến hành thành lập Ban Quản lý dự án; khảo sát, thống nhất vị trí xây dựng bể cô lập, chôn lấp, xử lý khối lượng ô nhiễm nặng.
Qua khảo sát, tỉnh đã thống nhất lựa chọn vị trí xây dựng bể chôn lấp, xử lý khối lượng đất ô nhiễm nặng tại khu vực bãi chôn lấp rác thải xã Bình Sơn (Giao Thủy), cách khu vực ô nhiễm khoảng 10km, vì tại xã Hoành Sơn không lựa chọn được vị trí phù hợp.
Ngày 30/7 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định có quyết định số 1119/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành thực hiện đấu thầu.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nêu rõ trong quá trình thực hiện dự án, Nam Định cần chú ý bốn yếu tố là tính khả thi, kinh tế, thân thiện với môi trường và xã hội, đồng thời đề nghị địa phương cần có xem xét lại cơ cấu vốn đối ứng của dự án./.
Nam Định được Trung ương bố trí kinh phí thực hiện một chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục và cải thiện môi trường đối với dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn xã Hoành Sơn, huyện Giao Thủy. Vùng ô nhiễm có diện tích trên 600m2, với khối lượng đất ô nhiễm nặng là 1.600m3 và đất ô nhiễm nhẹ 2.000m3.
Đối với đất ô nhiễm nặng, tỉnh có phương án xử lý là chôn lấp cô lập bằng bêtông (dày 40cm) kết hợp xử lý hóa chất. Đồng thời, sử dụng mặt bằng cách xa khu dân cư, lấp đất và đổ lớp bêtông mặt, phủ đất trồng cỏ phí trên. Đối với đất ô nhiễm nhẹ, Nam Định sẽ tiến hành xử lý hóa học kết hợp biện pháp chống thấm tại vùng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, sau đó lấy mẫu kiểm tra, đánh giá hiệu quả xử lý và hoàn trả lại mặt bằng.
Dự án xử lý triệt để hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Hoành Sơn của tỉnh Nam Định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức hỗ trợ 13,44 tỷ đồng theo Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 29/4/2012. Sau khi được phân bổ kinh phí Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Giao Thủy tiến hành thành lập Ban Quản lý dự án; khảo sát, thống nhất vị trí xây dựng bể cô lập, chôn lấp, xử lý khối lượng ô nhiễm nặng.
Qua khảo sát, tỉnh đã thống nhất lựa chọn vị trí xây dựng bể chôn lấp, xử lý khối lượng đất ô nhiễm nặng tại khu vực bãi chôn lấp rác thải xã Bình Sơn (Giao Thủy), cách khu vực ô nhiễm khoảng 10km, vì tại xã Hoành Sơn không lựa chọn được vị trí phù hợp.
Ngày 30/7 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định có quyết định số 1119/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành thực hiện đấu thầu.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nêu rõ trong quá trình thực hiện dự án, Nam Định cần chú ý bốn yếu tố là tính khả thi, kinh tế, thân thiện với môi trường và xã hội, đồng thời đề nghị địa phương cần có xem xét lại cơ cấu vốn đối ứng của dự án./.
Nguyễn Trường (TTXVN)