Qua giám sát, kiểm tra của Ban văn hóa xã hội Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang, hiện 129 điểm trường với 305 phòng học trên địa bàn tỉnh không có học sinh theo học, phải đóng cửa gây lãng phí lớn vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước.
Nguyên nhân của tình trạng bất cập này là quy hoạch đầu tư xây dựng mạng lưới trường, lớp ở Kiên Giang mang tính đối phó, giải quyết việc học tập trước mắt của học sinh.
Ngoài ra, do nhu cầu học hành của học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và do tách trường, tách cấp học, nên quy mô trường, lớp học trên địa bàn tỉnh quá nhỏ lẻ, phân tán; nhiều điểm trường không đủ học sinh, thiếu thầy cô giáo giảng dạy để mở lớp.
Mặt khác, do điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, kinh tế hộ gia đình phát triển nên một bộ phận phụ huynh học sinh chọn những trường có chất lượng, trường ở trung tâm xã, thị trấn, huyện, thị xã và thành phố để đưa con em mình đến học tập.
Thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, Kiên Giang được Trung ương phê duyệt xây dựng mới thay thế 2.552 phòng học và 800 phòng công vụ, với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.
Đến nay, tỉnh thi công xây dựng hoàn thành 1.744 phòng học, đạt 68,3% và 463 phòng công vụ, đạt 57,8% kế hoạch, nhưng hiện đã sử dụng hết nguồn vốn phân bổ vì trượt giá qua từng năm, không còn vốn để tiếp tục triển khai số còn lại.
Nguyên nhân khi đề án này được phê duyệt, bình quân 164 triệu đồng/phòng học và 63 triệu đồng/phòng công vụ, nhưng đến năm 2010 bình quân mỗi phòng học lên hơn 417 triệu đồng, phòng công vụ trên 181 triệu đồng và hiện nay mức đầu tư này còn tăng cao hơn.
Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Kiên Giang đang phối hợp với các ngành chức năng sớm hoàn chỉnh đề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp học từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; tiếp tục triển khai thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học trên cơ sở kiến nghị Trung ương hỗ trợ, phân bổ thêm nguồn vốn để thi công xây dựng hoàn thành./.
Nguyên nhân của tình trạng bất cập này là quy hoạch đầu tư xây dựng mạng lưới trường, lớp ở Kiên Giang mang tính đối phó, giải quyết việc học tập trước mắt của học sinh.
Ngoài ra, do nhu cầu học hành của học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và do tách trường, tách cấp học, nên quy mô trường, lớp học trên địa bàn tỉnh quá nhỏ lẻ, phân tán; nhiều điểm trường không đủ học sinh, thiếu thầy cô giáo giảng dạy để mở lớp.
Mặt khác, do điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, kinh tế hộ gia đình phát triển nên một bộ phận phụ huynh học sinh chọn những trường có chất lượng, trường ở trung tâm xã, thị trấn, huyện, thị xã và thành phố để đưa con em mình đến học tập.
Thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, Kiên Giang được Trung ương phê duyệt xây dựng mới thay thế 2.552 phòng học và 800 phòng công vụ, với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.
Đến nay, tỉnh thi công xây dựng hoàn thành 1.744 phòng học, đạt 68,3% và 463 phòng công vụ, đạt 57,8% kế hoạch, nhưng hiện đã sử dụng hết nguồn vốn phân bổ vì trượt giá qua từng năm, không còn vốn để tiếp tục triển khai số còn lại.
Nguyên nhân khi đề án này được phê duyệt, bình quân 164 triệu đồng/phòng học và 63 triệu đồng/phòng công vụ, nhưng đến năm 2010 bình quân mỗi phòng học lên hơn 417 triệu đồng, phòng công vụ trên 181 triệu đồng và hiện nay mức đầu tư này còn tăng cao hơn.
Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Kiên Giang đang phối hợp với các ngành chức năng sớm hoàn chỉnh đề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp học từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; tiếp tục triển khai thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học trên cơ sở kiến nghị Trung ương hỗ trợ, phân bổ thêm nguồn vốn để thi công xây dựng hoàn thành./.
Hoàng Vân (TTXVN/Vietnam+)