Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt một khoản hỗ trợ không hoàn lại trị giá 9,76 triệu USD cho Việt Nam nhằm hỗ trợ giảm các chất làm suy giảm tầng ozone.
Trong thông cáo báo chí được phát đi ngày 14/11, Ngân hàng Thế giới cho biết số tiền trên được trích từ Quỹ đa phương cho Thực thi Nghị định thư Montreal nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm chất HydroChloroFluoroCarbons (HCFCs), giai đoạn từ 1/1/2013 đến 1/1/2015.
HCFCs là chất làm suy giảm tầng ozone, tạo ra nguy cơ Trái Đất nóng lên và là một chất trong danh sách phải kiểm soát tiêu thụ và sản xuất của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone; trong đó yêu cầu các nước đang phát triển phải giảm dần từ năm 2013 và chấm dứt hoàn toàn tiêu thụ và sản xuất HCFC vào năm 2030.
Được thiết kế để giúp Việt Nam giảm bớt tiêu thụ HCFC trong lĩnh vực sản xuất xốp PU (polyurethane), dự án loại bỏ HCFC giai đoạn một của Việt Nam sẽ áp dụng các công nghệ mới nhất để loại bỏ khoảng 1.275 tấn HCFC-141B tại 12 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất xốp.
Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ các chính sách, quy định và các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để hạn chế tiêu thụ HCFCs.
Hiện, Việt Nam tiêu thụ một số loại HCFCs cho các ứng dụng công nghiệp khác nhau, gồm HCFC-22 cho sản xuất tủ lạnh, điều hòa không khí và bảo trì bảo dưỡng thiết bị hiện có; HCFC-141B cho sản xuất xốp và HCFC-123 để bảo trì bảo dưỡng các thiết bị làm mát./.
Trong thông cáo báo chí được phát đi ngày 14/11, Ngân hàng Thế giới cho biết số tiền trên được trích từ Quỹ đa phương cho Thực thi Nghị định thư Montreal nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm chất HydroChloroFluoroCarbons (HCFCs), giai đoạn từ 1/1/2013 đến 1/1/2015.
HCFCs là chất làm suy giảm tầng ozone, tạo ra nguy cơ Trái Đất nóng lên và là một chất trong danh sách phải kiểm soát tiêu thụ và sản xuất của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone; trong đó yêu cầu các nước đang phát triển phải giảm dần từ năm 2013 và chấm dứt hoàn toàn tiêu thụ và sản xuất HCFC vào năm 2030.
Được thiết kế để giúp Việt Nam giảm bớt tiêu thụ HCFC trong lĩnh vực sản xuất xốp PU (polyurethane), dự án loại bỏ HCFC giai đoạn một của Việt Nam sẽ áp dụng các công nghệ mới nhất để loại bỏ khoảng 1.275 tấn HCFC-141B tại 12 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất xốp.
Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ các chính sách, quy định và các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để hạn chế tiêu thụ HCFCs.
Hiện, Việt Nam tiêu thụ một số loại HCFCs cho các ứng dụng công nghiệp khác nhau, gồm HCFC-22 cho sản xuất tủ lạnh, điều hòa không khí và bảo trì bảo dưỡng thiết bị hiện có; HCFC-141B cho sản xuất xốp và HCFC-123 để bảo trì bảo dưỡng các thiết bị làm mát./.
Trung Hiền (Vietnam+)