Trong ngày họp đầu tiên (3/11) diễn ra ở thành phố Canne, Pháp, lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) khẳng định sẽ hợp tác ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang tác động xấu tới sự bình ổn của nền kinh tế toàn cầu.
Dưới sự chủ trì của Tổng thống Pháp, nước đang đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên G20, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thảo luận kế hoạch bơm tiền cho nền kinh tế thế giới thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm tăng khả năng thanh khoản trên toàn cầu.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đang thúc đẩy xem xét việc phân chia Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) - đơn vị tiền tệ quy ước của IMF và được coi như một loại tài sản dự trữ quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia, cho 187 nước thành viên.
Theo đó, một số nước có thể quyết định bán một phần hoặc tất cả tỷ lệ SDR của mình cho các nước khác để đổi lấy ngoại tệ mạnh. G20 cũng khẳng định sẽ cùng với châu Âu giải quyết cuộc khủng hoảng nợ thông qua một kế hoạch tổng thể, trong đó coi việc giảm nợ cho Hy Lạp, tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và tăng vốn cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) là ưu tiên hàng đầu.
Cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố nhiệm vụ quan trọng nhất của G20 lúc này là giải quyết cuộc khủng hoảng do Hy Lạp châm ngòi. Ông Obama khẳng định hội nghị lần này là diễn đàn để các nước thảo luận thêm những biện pháp thực thi kế hoạch giải cứu châu Âu một cách tổng thể và dứt khoát.
Ông cũng tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục là một đối tác của châu Âu trong nỗ lực giải quyết những khó khăn hiện nay tại "châu lục già."
Tổng thống Nga Dmitry Mevedev cũng kêu gọi châu Âu thực hiện những bước đi khẩn cấp hơn nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng mà Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda từng cảnh báo rằng có thể tạo thành "phản ứng dây chuyền" trên khắp thế giới.
Mặc dù khẳng định sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp, song Chủ tịch thường trực Liên minh châu Âu (EU) Herman van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso tuyên bố nước này cần phải trung thành với các điều kiện trong gói cứu trợ mà Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra ngày 26/10 vừa qua nhất trí dành cho Aten, cũng như tiếp tục thực thi cam kết đối với EU và IMF để nhận cứu trợ.
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi châu Âu lập lại trật tự để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
[G20: Giải pháp nào để giải quyết khủng hoảng nợ?]
Mặc dù vậy, một số nhà lãnh đạo EU tuyên bố sẽ không giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo trị giá 8 tỷ euro cho Hy Lạp cho đến sau thời điểm diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về thỏa thuận cứu trợ, dự kiến diễn ra vào ngày 4 hoặc 5/12 tới.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp cũng đồng nghĩa với câu trả lời liệu nước này có ở lại Eurozone hay không.
Các nhà kinh tế lo ngại rằng nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone, khủng hoảng tài chính sẽ lan rộng vì các nhà đầu tư và những người gửi tiền ngân hàng bình thường ở các nước khác trong khu vực cũng sẽ lo sợ chính phủ của họ sẽ theo chân Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo bà Merkel, các lãnh đạo Khu vực đồng euro không muốn thấy Hy Lạp rời khỏi liên minh tiền tệ này, đồng thời cho rằng quyết định của Chính phủ Hy Lạp đang đe dọa gây mất ổn định trong khu vực.
Dự kiến, trong ngày họp thứ hai, lãnh đạo G20 sẽ tập trung thảo luận giải pháp nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế cho IMF và xây dựng "bức tường lửa" để bảo vệ các nước tránh đi vào vết xe đổ như Hy Lạp./.
Dưới sự chủ trì của Tổng thống Pháp, nước đang đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên G20, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thảo luận kế hoạch bơm tiền cho nền kinh tế thế giới thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm tăng khả năng thanh khoản trên toàn cầu.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đang thúc đẩy xem xét việc phân chia Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) - đơn vị tiền tệ quy ước của IMF và được coi như một loại tài sản dự trữ quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia, cho 187 nước thành viên.
Theo đó, một số nước có thể quyết định bán một phần hoặc tất cả tỷ lệ SDR của mình cho các nước khác để đổi lấy ngoại tệ mạnh. G20 cũng khẳng định sẽ cùng với châu Âu giải quyết cuộc khủng hoảng nợ thông qua một kế hoạch tổng thể, trong đó coi việc giảm nợ cho Hy Lạp, tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và tăng vốn cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) là ưu tiên hàng đầu.
Cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố nhiệm vụ quan trọng nhất của G20 lúc này là giải quyết cuộc khủng hoảng do Hy Lạp châm ngòi. Ông Obama khẳng định hội nghị lần này là diễn đàn để các nước thảo luận thêm những biện pháp thực thi kế hoạch giải cứu châu Âu một cách tổng thể và dứt khoát.
Ông cũng tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục là một đối tác của châu Âu trong nỗ lực giải quyết những khó khăn hiện nay tại "châu lục già."
Tổng thống Nga Dmitry Mevedev cũng kêu gọi châu Âu thực hiện những bước đi khẩn cấp hơn nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng mà Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda từng cảnh báo rằng có thể tạo thành "phản ứng dây chuyền" trên khắp thế giới.
Mặc dù khẳng định sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp, song Chủ tịch thường trực Liên minh châu Âu (EU) Herman van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso tuyên bố nước này cần phải trung thành với các điều kiện trong gói cứu trợ mà Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra ngày 26/10 vừa qua nhất trí dành cho Aten, cũng như tiếp tục thực thi cam kết đối với EU và IMF để nhận cứu trợ.
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi châu Âu lập lại trật tự để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
[G20: Giải pháp nào để giải quyết khủng hoảng nợ?]
Mặc dù vậy, một số nhà lãnh đạo EU tuyên bố sẽ không giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo trị giá 8 tỷ euro cho Hy Lạp cho đến sau thời điểm diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về thỏa thuận cứu trợ, dự kiến diễn ra vào ngày 4 hoặc 5/12 tới.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp cũng đồng nghĩa với câu trả lời liệu nước này có ở lại Eurozone hay không.
Các nhà kinh tế lo ngại rằng nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone, khủng hoảng tài chính sẽ lan rộng vì các nhà đầu tư và những người gửi tiền ngân hàng bình thường ở các nước khác trong khu vực cũng sẽ lo sợ chính phủ của họ sẽ theo chân Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo bà Merkel, các lãnh đạo Khu vực đồng euro không muốn thấy Hy Lạp rời khỏi liên minh tiền tệ này, đồng thời cho rằng quyết định của Chính phủ Hy Lạp đang đe dọa gây mất ổn định trong khu vực.
Dự kiến, trong ngày họp thứ hai, lãnh đạo G20 sẽ tập trung thảo luận giải pháp nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế cho IMF và xây dựng "bức tường lửa" để bảo vệ các nước tránh đi vào vết xe đổ như Hy Lạp./.
(TTXVN/Vietnam+)