Nhóm các nước đang phát triển (G-77) và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra chương trình phát triển toàn cầu sau năm 2015, thời hạn chót để thế giới hoàn thành các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs) mà Liên hợp quốc đặt ra.
Phát biểu ngày 26/9 tại hội nghị thường niên ngoại trưởng các nước G-77, diễn ra bên lề khóa họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc diễn ra ở New York (Mỹ), Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định G-77 có thể tạo ra hoặc phá vỡ những thỏa thuận về các vấn đề gây tranh cãi.
Theo ông, điều này có ý nghĩa then chốt trong bối cảnh các nước đang nỗ lực nhằm đạt được MDGs, cũng như trong quá trình hoạch định chương trình phát triển sau năm 2015.
Tái khẳng định tầm ảnh hưởng của G-77, Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh nhóm các quốc gia này đã đưa vấn đề xóa đói nghèo thành mục tiêu toàn cầu, cho thấy sức mạnh của cơ chế hợp tác Nam-Nam trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đại diện cho lợi ích của hàng tỷ người nghèo khổ và dễ bị tổn thương trên thế giới.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh sự hợp tác quốc tế sẽ là chìa khóa giải quyết các thách thức của thế kỷ 21 đồng thời kêu gọi G-77 tiếp tục cam kết và đóng góp một chương trình phát triển chung được xây dựng từ quan hệ đối tác toàn cầu mới vì phát triển, dựa trên sự công bằng, hợp tác và bảo vệ quyền con người.
Trong khi đó, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc John Ashe cũng đề cao vai trò của G-77 trong tăng cường hợp tác Nam-Nam, khẳng định sự hợp tác này sẽ tiếp tục là giữ vai trò hàng đầu trong chương trình phát triển sau năm 2015 và là một trong những cơ chế hiệu quả nhất của sự đoàn kết và độc lập giữa các nước đang phát triển.
Được thành lập năm 1964 với 77 thành viên ban đầu, G-77 hiện đã có hơn 132 nước thành viên, trong đó 2/3 là thành viên Liên hợp quốc, và chiếm hơn 60% dân số toàn thế giới./.
Phát biểu ngày 26/9 tại hội nghị thường niên ngoại trưởng các nước G-77, diễn ra bên lề khóa họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc diễn ra ở New York (Mỹ), Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định G-77 có thể tạo ra hoặc phá vỡ những thỏa thuận về các vấn đề gây tranh cãi.
Theo ông, điều này có ý nghĩa then chốt trong bối cảnh các nước đang nỗ lực nhằm đạt được MDGs, cũng như trong quá trình hoạch định chương trình phát triển sau năm 2015.
Tái khẳng định tầm ảnh hưởng của G-77, Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh nhóm các quốc gia này đã đưa vấn đề xóa đói nghèo thành mục tiêu toàn cầu, cho thấy sức mạnh của cơ chế hợp tác Nam-Nam trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đại diện cho lợi ích của hàng tỷ người nghèo khổ và dễ bị tổn thương trên thế giới.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh sự hợp tác quốc tế sẽ là chìa khóa giải quyết các thách thức của thế kỷ 21 đồng thời kêu gọi G-77 tiếp tục cam kết và đóng góp một chương trình phát triển chung được xây dựng từ quan hệ đối tác toàn cầu mới vì phát triển, dựa trên sự công bằng, hợp tác và bảo vệ quyền con người.
Trong khi đó, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc John Ashe cũng đề cao vai trò của G-77 trong tăng cường hợp tác Nam-Nam, khẳng định sự hợp tác này sẽ tiếp tục là giữ vai trò hàng đầu trong chương trình phát triển sau năm 2015 và là một trong những cơ chế hiệu quả nhất của sự đoàn kết và độc lập giữa các nước đang phát triển.
Được thành lập năm 1964 với 77 thành viên ban đầu, G-77 hiện đã có hơn 132 nước thành viên, trong đó 2/3 là thành viên Liên hợp quốc, và chiếm hơn 60% dân số toàn thế giới./.
(TTXVN)