Ngày 11/10, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) gồm Anh, Pháp, Đức, Italy, Mỹ, Canada và Nhật Bản đã gặp nhau bên lề Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại thủ đô Tokyo, để thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và bất ổn tài chính tại Mỹ.
Tại cuộc gặp, các đại biểu đến từ châu Âu đã giải thích về cách thức đối phó với các vấn đề tài chính, ngân hàng ở một số nước trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong đó có việc khởi động Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) - là quỹ cứu trợ thường trực của Eurozone - và quyết định hồi tháng trước của Ngân hàng Trung ương châu Âu về việc mua trái phiếu của các quốc gia thành viên đang gặp khó khăn ở thị trường chứng khoán thứ cấp để giảm chi phí vay cho các nước này.
Nhật Bản kêu gọi G-7 tiếp tục áp dụng các biện pháp đã nhất trí trước đó về cách thức giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu, đặc biệt là việc các nước thành viên sẽ duy trì cơ chế trao đổi chặt chẽ và theo dõi sát các chuyển động kinh tế-tài chính thế giới từ nay cho tới khi diễn ra cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G-20 tại Mexico vào tháng tới.
Ngoài vấn đề nợ công châu Âu, các bộ trưởng và thống đốc G-7 cũng tập trung thảo luận về tình trạng bất ổn tài chính tại Mỹ do những lo ngại về việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu vào đầu năm tới theo luật ngân sách hiện hành.
Cũng tại cuộc gặp, Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế của nước này do đồng yen tăng giá mạnh so với các ngoại tệ khác.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Koriki Jojima cho biết Tokyo đã nhắc lại tuyên bố trước đây của các nước G-7 rằng can thiệp vào thị trường có thể là một giải pháp hữu hiệu đối phó với tình trạng hỗn loạn về tỷ giá ngoại hối./.
Tại cuộc gặp, các đại biểu đến từ châu Âu đã giải thích về cách thức đối phó với các vấn đề tài chính, ngân hàng ở một số nước trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong đó có việc khởi động Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) - là quỹ cứu trợ thường trực của Eurozone - và quyết định hồi tháng trước của Ngân hàng Trung ương châu Âu về việc mua trái phiếu của các quốc gia thành viên đang gặp khó khăn ở thị trường chứng khoán thứ cấp để giảm chi phí vay cho các nước này.
Nhật Bản kêu gọi G-7 tiếp tục áp dụng các biện pháp đã nhất trí trước đó về cách thức giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu, đặc biệt là việc các nước thành viên sẽ duy trì cơ chế trao đổi chặt chẽ và theo dõi sát các chuyển động kinh tế-tài chính thế giới từ nay cho tới khi diễn ra cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G-20 tại Mexico vào tháng tới.
Ngoài vấn đề nợ công châu Âu, các bộ trưởng và thống đốc G-7 cũng tập trung thảo luận về tình trạng bất ổn tài chính tại Mỹ do những lo ngại về việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu vào đầu năm tới theo luật ngân sách hiện hành.
Cũng tại cuộc gặp, Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế của nước này do đồng yen tăng giá mạnh so với các ngoại tệ khác.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Koriki Jojima cho biết Tokyo đã nhắc lại tuyên bố trước đây của các nước G-7 rằng can thiệp vào thị trường có thể là một giải pháp hữu hiệu đối phó với tình trạng hỗn loạn về tỷ giá ngoại hối./.
(TTXVN)