Ngày 2/3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên (MUTRAP III) tổ chức hội thảo “Đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU, cơ hội và thách thức cho Việt Nam.”
Hội thảo là sự chuẩn bị tốt hơn cũng như đưa ra các khuyến nghị thích hợp với Chính phủ Việt Nam trong việc lựa chọn phương án đàm phán thích hợp để FTA Việt Nam-EU thực sự mang lại hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế hai bên.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Thư ký Ủy ban tư vấn về chính sách thương mại quốc tế (VCCI) cho biết hiệp định FTA với tính chất là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ...).
Việc ký kết FTA sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thương mại Việt Nam. Nếu thực hiện ký kết này sẽ đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ ký kết thương mại tự do với 27 quốc gia thành viên, khi đó Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa sự hợp tác về thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới.
Theo giáo sư Claudio Dordi - Chuyên gia MUTRAP III, nếu ký FTA với Việt Nam, EU kỳ vọng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như thúc đẩy đầu tư vào thị trường Việt Nam, đồng thời hướng mục tiêu tới các nước Đông Nam Á và các quốc gia châu Á khác; tạo thêm cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ của EU, đảm bảo việc tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy các mục tiêu chính sách phi kinh tế.
Nghiên cứu của MUTRAP III về tác động dự kiến của FTA Việt Nam-EU đến các khía cạnh của nền kinh tế cũng cho kết quả tích cực. Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thể tăng trưởng trung bình 4% hàng năm. Trong khi đó nhập khẩu cũng có thể tăng 3,1% hàng năm do các cam kết mở cửa thị trường trong nước.
Đầu tư trực tiếp từ EU sang Việt Nam có thể tăng nhờ các cam kết mức độ tự do cao hơn và chất lượng đầu tư sẽ được cải thiện hơn. Các tác động khác như giá cả trong nước, mức lương và việc làm cho người lao động cũng có thể được cải thiện đáng kể…
EU hiện là một đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2010, EU đứng thứ hai trong các nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ năm trong nhập khẩu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đứng thứ 31 trong các nước nhập khẩu vào EU và đứng thứ 41 trong các nước xuất khẩu vào thị trường này.
Nhưng EU lại coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng và phát triển năng động nhất thế giới, một thị trường dân số trẻ với sức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ lớn, một địa chỉ đầu tư hấp dẫn, ổn định….
Đến nay, Việt Nam và EU đã ký Hiệp định khung về hợp tác và phát triển năm 1995. Tiếp đó là những kế hoạch, chương trình nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên. Năm 2010, Việt Nam và EU cũng hoàn thành đàm phán và ký tắt Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA)./.
Hội thảo là sự chuẩn bị tốt hơn cũng như đưa ra các khuyến nghị thích hợp với Chính phủ Việt Nam trong việc lựa chọn phương án đàm phán thích hợp để FTA Việt Nam-EU thực sự mang lại hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế hai bên.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Thư ký Ủy ban tư vấn về chính sách thương mại quốc tế (VCCI) cho biết hiệp định FTA với tính chất là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ...).
Việc ký kết FTA sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thương mại Việt Nam. Nếu thực hiện ký kết này sẽ đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ ký kết thương mại tự do với 27 quốc gia thành viên, khi đó Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa sự hợp tác về thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới.
Theo giáo sư Claudio Dordi - Chuyên gia MUTRAP III, nếu ký FTA với Việt Nam, EU kỳ vọng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như thúc đẩy đầu tư vào thị trường Việt Nam, đồng thời hướng mục tiêu tới các nước Đông Nam Á và các quốc gia châu Á khác; tạo thêm cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ của EU, đảm bảo việc tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy các mục tiêu chính sách phi kinh tế.
Nghiên cứu của MUTRAP III về tác động dự kiến của FTA Việt Nam-EU đến các khía cạnh của nền kinh tế cũng cho kết quả tích cực. Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thể tăng trưởng trung bình 4% hàng năm. Trong khi đó nhập khẩu cũng có thể tăng 3,1% hàng năm do các cam kết mở cửa thị trường trong nước.
Đầu tư trực tiếp từ EU sang Việt Nam có thể tăng nhờ các cam kết mức độ tự do cao hơn và chất lượng đầu tư sẽ được cải thiện hơn. Các tác động khác như giá cả trong nước, mức lương và việc làm cho người lao động cũng có thể được cải thiện đáng kể…
EU hiện là một đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2010, EU đứng thứ hai trong các nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ năm trong nhập khẩu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đứng thứ 31 trong các nước nhập khẩu vào EU và đứng thứ 41 trong các nước xuất khẩu vào thị trường này.
Nhưng EU lại coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng và phát triển năng động nhất thế giới, một thị trường dân số trẻ với sức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ lớn, một địa chỉ đầu tư hấp dẫn, ổn định….
Đến nay, Việt Nam và EU đã ký Hiệp định khung về hợp tác và phát triển năm 1995. Tiếp đó là những kế hoạch, chương trình nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên. Năm 2010, Việt Nam và EU cũng hoàn thành đàm phán và ký tắt Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA)./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)