Sau các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tháng, thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa Mỹ và Hàn Quốc vốn bị trì hoãn khá lâu sẽ có hiệu lực vào ngày 15/3, làm thỏa lòng mong đợi của nhiều tổ chức thương mại, trong đó có Phòng Thương mại Mỹ và Hiệp hội chế tạo quốc gia Mỹ.
Hiệp định này được ký kết cách đây gần 5 năm, nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt tại cả hai quốc gia, do có sự xung đột về lợi ích trong một số lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Hiện hiệp định vẫn còn nhiều "chướng ngại vật" tại Hàn Quốc, nơi đảng đối lập tuyên bố sẽ cố gắng để ngăn cản hiệp định.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Park Tae-ho cho biết, việc thực hiện FTA nói trên sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu Hàn Quốc, trong bối cảnh doanh số bán hàng sang châu Âu giảm sút, do cuộc khủng hoảng nợ tại lục địa này đã tác động tới nhu cầu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Còn theo Đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk, FTA giữa hai nước sẽ giúp đỡ hàng chục nghìn lao động Mỹ trong lĩnh vực xuất khẩu.
Hiệp định này mang đến cho người lao động, các doanh nghiệp và nông dân Mỹ cơ hội tiếp cận nền kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD của Hàn Quốc, đồng thời củng cố mối quan hệ đối tác kinh tế giữa Mỹ và một đồng minh chủ chốt ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ngay trong ngày đầu tiên có hiệu lực, FTA Mỹ-Hàn sẽ bãi bỏ thuế quan đối với khoảng 80% các sản phẩm công nghiệp và gần 67% nông sản của Mỹ. Những cam kết về mở cửa khu vực dịch vụ trị giá 580 tỷ USD của Hàn Quốc cũng có hiệu lực vào ngày 15/3 tới.
Giá trị trao đổi thương mại hai chiều giữa Mỹ và Hàn Quốc năm 2010 đạt 88 tỷ USD. Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ ước tính, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ sẽ tăng thêm 6,4-6,9 tỷ USD mỗi năm.
Trong một diễn biến liên quan, ông Dave Camp, Chủ tịch Ủy ban Chính sách và Tài chính thuộc Hạ viện Mỹ đã lên tiếng thúc giục chính quyền của Tổng thống Barack Obama sớm đưa các hiệp định tự do thương mại giữa Mỹ với Colombia và Panama vào thực thi. Hai hiệp định này được Quốc hội Mỹ thông qua cùng FTA với Hàn Quốc hồi tháng 10/2011./.
Hiệp định này được ký kết cách đây gần 5 năm, nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt tại cả hai quốc gia, do có sự xung đột về lợi ích trong một số lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Hiện hiệp định vẫn còn nhiều "chướng ngại vật" tại Hàn Quốc, nơi đảng đối lập tuyên bố sẽ cố gắng để ngăn cản hiệp định.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Park Tae-ho cho biết, việc thực hiện FTA nói trên sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu Hàn Quốc, trong bối cảnh doanh số bán hàng sang châu Âu giảm sút, do cuộc khủng hoảng nợ tại lục địa này đã tác động tới nhu cầu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Còn theo Đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk, FTA giữa hai nước sẽ giúp đỡ hàng chục nghìn lao động Mỹ trong lĩnh vực xuất khẩu.
Hiệp định này mang đến cho người lao động, các doanh nghiệp và nông dân Mỹ cơ hội tiếp cận nền kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD của Hàn Quốc, đồng thời củng cố mối quan hệ đối tác kinh tế giữa Mỹ và một đồng minh chủ chốt ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ngay trong ngày đầu tiên có hiệu lực, FTA Mỹ-Hàn sẽ bãi bỏ thuế quan đối với khoảng 80% các sản phẩm công nghiệp và gần 67% nông sản của Mỹ. Những cam kết về mở cửa khu vực dịch vụ trị giá 580 tỷ USD của Hàn Quốc cũng có hiệu lực vào ngày 15/3 tới.
Giá trị trao đổi thương mại hai chiều giữa Mỹ và Hàn Quốc năm 2010 đạt 88 tỷ USD. Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ ước tính, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ sẽ tăng thêm 6,4-6,9 tỷ USD mỗi năm.
Trong một diễn biến liên quan, ông Dave Camp, Chủ tịch Ủy ban Chính sách và Tài chính thuộc Hạ viện Mỹ đã lên tiếng thúc giục chính quyền của Tổng thống Barack Obama sớm đưa các hiệp định tự do thương mại giữa Mỹ với Colombia và Panama vào thực thi. Hai hiệp định này được Quốc hội Mỹ thông qua cùng FTA với Hàn Quốc hồi tháng 10/2011./.
Hương Giang (TTXVN)