Nữ diễn viên lồng tiếng cho Frozen là Idina Menzel trình bày Let It Go trên sân khấu Oscar
Hãng phim hoạt hình nổi tiếng Disney chưa bao giờ giành một giải Oscar nào cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất.
Tuy nhiên, "dớp đen đủi" đó đã bị phá vỡ tại lễ trao giải Oscar lần thứ 86 này, khi bộ phim “Frozen” đã giành tới hai giải gồm Phim hoạt hình hay nhất và ca khúc trong phim hay nhất (Let It Go do Demi Loveto trình bày). Lý do của việc Disney chưa bao giờ đoạt giải là vì hạng mục cho phim hoạt hình mới chỉ được khai sinh từ năm 2002 và kể từ đó Disney liên tiếp thất bại dù hãng Pixar trực thuộc đã đoạt giải tới 7 lần trong suốt 11 năm qua. Kỷ lục buồn này còn đáng ngạc nhiên hơn khi bản thân Walt Disney đã giành tới 22 giải Oscar trong suốt sự nghiệp dài hơi của mình cho các bộ phim ngắn và phim tài liệu, chưa kể một vài giải thưởng Danh dự. “Frozen,” bộ phim dựa theo câu chuyện “Nữ hoàng băng giá” của Hans Christian Andersen đã thành công trong việc cứu Disney khỏi cơn khát giải thưởng. Bộ phim đã thu về gần 1 tỷ USD tại các phòng chiếu, soán ngôi của “The Lion King” (1994). Sự thành công này đánh dấu sự hồi sinh của hãng sau sự lấn át của các đối thủ mạnh khác cũng như Pixar- hãng phim hoạt hình đối thủ mà Disney đã mua lại. Các nhà phê bình cho rằng đây là một trong những bộ phim hay nhất của Disney, nối tiếp thành công của "The Princess and the Frog" (2009), "Tangled" (2010) và "Wreck-It Ralph" (2012). Âm nhạc chính là trái tim của “Frozen,” bộ phim kể câu chuyện về nàng công chúa Anna trong hành trình tìm kiếm chị mình là Elsa, người với sức mạnh băng giá không thể kiểm soát đã đóng băng cả một vương quốc. Bài hát chủ đề của phim, “Let It Go” cũng đã giành giải Bài hát trong phim hay nhất tại Oscar. Disney đã có một chặng đường dài từ khi bước sang thiên niên kỷ mới, khi hãng bị bám sát bởi Pixar và những bộ phim bom tấn của xưởng này, từ "Toy Story," “Cars" tới "Finding Nemo," "Ratatouille" và "Up."
Trước đây, những năm 1970-1980 cũng rất khó khăn với Disney cho tới khi thế hệ những người làm phim hoạt hình mới tạo nên "The Little Mermaid" (1989), "Beauty and the Beast" (1991) và "The Lion King" (1994) với thành công lớn. Mỉa mai thay, người đứng sau những thành công này lại là John Lasseter, người đồng sáng lập hãng Pixar đối thủ, sau này là giám đốc sáng tạo mảng phim hoạt hình của Disney sau khi Pixar trở thành một phần của đế chế chuột Mickey 8 năm trước. Những nhân tố khác thúc đẩy sự phục hưng của Disney là sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ như Blue Sky ("Ice Age," "Rio"), DreamWorks ("Shrek," "Kung-Fu Panda," "Madagascar"), và Illumination với “Despicable Me" (phần 2 của phim này cũng được đề cử vào hạng mục Phim Hoạt hình xuất sắc nhất). “Thủy triều sẽ làm nổi mọi con thuyền. Mọi hãng làm phim hoạt hình đều cần có đối thủ, đó là điều quan trọng nhất,” theo Tom Sito, giáo sư điện ảnh tại Đại học Nam California, người từng là nhà sản xuất phim hoạt hình của Disney./.
Trước đây, những năm 1970-1980 cũng rất khó khăn với Disney cho tới khi thế hệ những người làm phim hoạt hình mới tạo nên "The Little Mermaid" (1989), "Beauty and the Beast" (1991) và "The Lion King" (1994) với thành công lớn. Mỉa mai thay, người đứng sau những thành công này lại là John Lasseter, người đồng sáng lập hãng Pixar đối thủ, sau này là giám đốc sáng tạo mảng phim hoạt hình của Disney sau khi Pixar trở thành một phần của đế chế chuột Mickey 8 năm trước. Những nhân tố khác thúc đẩy sự phục hưng của Disney là sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ như Blue Sky ("Ice Age," "Rio"), DreamWorks ("Shrek," "Kung-Fu Panda," "Madagascar"), và Illumination với “Despicable Me" (phần 2 của phim này cũng được đề cử vào hạng mục Phim Hoạt hình xuất sắc nhất). “Thủy triều sẽ làm nổi mọi con thuyền. Mọi hãng làm phim hoạt hình đều cần có đối thủ, đó là điều quan trọng nhất,” theo Tom Sito, giáo sư điện ảnh tại Đại học Nam California, người từng là nhà sản xuất phim hoạt hình của Disney./.
Nghe ca khúc Let It Go trong Frozen:
(Vietnam+)