FPT đề nghị mong muốn hợp nhất FPT Telecom

Trong buổi họp báo công bố  kết quả kinh doanh quý 3, Tổng Giám đốc FPT Trương Đình Anh cho biết FPT đã có kiến nghị với Bộ Tài chính và SCIC mong muốn hợp nhất FPT Telecom vào FPT như đã thực hiện với 3 công ty con là FPT-IS, FPT Solfware và FPT Trading.

Ngoài nỗ lực xây dựng One FPT, Tổng Giám đốc Trương Đình Anh cũng chia sẻ về đường hướng kinh doanh của FPT sắp tới nhất là các thương vụ hợp tác với Thời báo Vi tính-PC World và rút lại 708 tỷ đồng đặt cọc trong thương vụ EVN.
 

Trong buổi họp báo công bố  kết quả kinh doanh quý 3, Tổng Giám đốc FPT Trương Đình Anh cho biết FPT đã có kiến nghị với Bộ Tài chính và SCIC mong muốn hợp nhất FPT Telecom vào FPT như đã thực hiện với 3 công ty con là FPT-IS, FPT Solfware và FPT Trading.


Ngoài nỗ lực xây dựng One FPT, TGĐ Trương Đình Anh cũng chia sẻ về đường hướng kinh doanh của FPT sắp tới nhất là các thương vụ hợp tác với Thời báo Vi tính-PC World và rút lại 708 tỷ đồng đặt cọc trong thương vụ EVN.
 
Tăng trưởng đúng kế hoạch

Tại cuộc họp báo chiều 20/10/2011, Phó Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Thế Phương đã công bố kết quả kinh doanh quý III và cả 3 quý của FPT với những con số khá khả quan.

Theo đó, hết 9 tháng năm 2011, doanh thu toàn FPT tăng trưởng 23%, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 21%. Cụ thể,  FPT đã đạt mức doanh thu 18.722 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.866 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông của công ty mẹ đạt trên 1.225 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân đạt mức 5.746 đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010.
 
Ở mảng viễn thông, các lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, game online, băng thông rộng… đều có sự tăng trưởng rõ rệt. FPT vừa ra mắt các quầy thanh toán, với kỳ vọng sau 3 năm có thể triển khai 10.000 điểm trên toàn quốc. Không dừng ở việc tăng độ phủ, FPT mong muốn dịch vụ này là tiền đề cho việc kinh doanh ví điện tử. Nếu được chấp thuận, FPT sẽ triển khai ngay trong quý IV năm nay.

Trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện thoại di động, các sản phẩm thương hiệu FPT hiện mới chỉ dưới 5% thị phần nhưng hy vọng sẽ có đột phá với việc ra đời máy tính bảng mang thương hiệu FPT với điểm nhấn là kho ứng dụng F-Store thuần Việt vào tháng 10 này.

Trong mảng giáo dục, theo Hiệu trưởng Đại học FPT Lê Trường Tùng, năm 2011, trường bắt đầu đầu tư chiều sâu với việc xây dựng cơ sở hạ tầng để đào tạo lâu dài. Hiện tại, công trình trường ĐH FPT tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) đang được khởi công và dự kiến bước đầu đi vào hoạt động từ năm 2012.

Tại lĩnh vực phần mềm và phần mềm xuất khẩu, sau 9 tháng đạt doanh thu 945 tỷ đồng, tăng 33% so cùng kỳ, đạt 81 % kế hoạch trong đó, lợi nhuận đạt 242 tỷ đồng. Ngoài thị trường Nhật Bản vẫn giữ tỷ trọng lớn, chiếm 52% mảng xuất khẩu phần mềm, FPT Software cũng đẩy mạnh phát triển các thị trường Mỹ, châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương.

Theo ông Phương, với kết quả nói trên và quy luật của các đơn vị kinh doanh có tính chất thời vụ như FPT-IS, FPT Software rơi vào quý IV, do đó mục tiêu tăng trưởng 30% trong năm nay với doanh thu khoảng 26.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 2.600 tỷ đồng là hoàn thành nằm trong tầm tay.

Mục tiêu xây dựng One FPT

Trả lời báo chí sau 9 tháng ngồi "ghế nóng," Tổng Giám đốc FPT Trương Đình Anh cho biết, FPT đang thúc đẩy nhanh nhất quá trình triển khai mô hình One FPT.

Trong thời gian qua, FPT đã tiến hành hợp nhất xong FPT IS, FPT Solfware và FPT Trading. Với việc Chính phủ vừa công bố 5 doanh nghiệp viễn thông mà nhà nước nắm cổ phần chỉ phối, trong đó không có FPT, FPT đã có kiến nghị với Bộ Tài chính và SCIC về mong muốn tăng tỷ lệ sở hữu của FPT trong FPT Telecom qua hình thức như trả hoán đổi bằng cổ phiếu để có thể đạt được tỷ lệ sở hữu 100% tại FPT Telecom và hợp nhất FPT Telecom vào FPT.

Về nhân sự, FPT cũng siết chặt chi phí, quản lý hữu hiệu nguồn lực để xây dựng một FPT mạnh về chất và lượng. Nhìn vào con số của 9 tháng 2011, doanh thu tăng 23% nhưng nhân sự của toàn tập đoạn giảm 1,57%, một số đơn vị doanh thu tăng cao như FPT Telecom tăng 47% nhưng số nhân viên chỉ tăng 6%, về Head Office thì 9 tháng cũng cắt giảm 25% nhân lực. Khi FPT quản lý hữu hiệu được nguồn nhân lực thì sẽ đạt được kết quả kinh doanh tốt trong các năm tới, ông Anh nhận định.

Quyết tâm thu hồi 708 tỷ đồng thương vụ EVN

Chia sẻ về việc thu hồi khoản đặt cọc trong thương vụ EVN Telecom, ông Đình Anh cho biết:  Tính đến thời điểm hiện nay, thương vụ EVN đã kéo dài đến một năm và cũng là bài toán nhức đầu đối với toàn bộ ban lãnh đạo FPT. Chúng tôi cũng hy vọng có thể sớm thu hồi được khoản tiền đặt cọc, và kết thúc thương vụ này một cách êm đẹp trên cơ sở đảm bảo được quyền lợi của các bên.

Về việc làm sao để thu hồi, chúng tôi cũng hi vọng là Chính phủ có những quyết sách mạnh mẽ nhằm hỗ trợ cho EVN có một tương lai phát triển mới. Gần đây phương tiện truyền thông có đưa tin có thể Chính phủ sẽ giao EVN Telecom về cho Viettel quản lý. Chúng tôi cũng hy vọng là việc này sớm xảy ra, bởi vì khi nó xảy ra thì chúng tôi cũng nhanh chóng thu hồi được khoản 708 tỷ đồng tiền đặt cọc.

Trả lời về việc quan điểm của FPT trong trường hợp EVN Telecom được sáp nhập vào Viettel, mà đối tác không muốn trả khoản đặt cọc bằng tiền mặt mà tìm kiếm phương án hợp tác, ông Đình Anh thẳng thắn: "Trước hết, phải khẳng định rằng FPT và Viettel không có một thỏa thuận nào. Thỏa thuận ở đây là giữa FPT và EVN, trong trường hợp Nhà nước chuyển giao EVN Telecom cho Viettel thì thương vụ giữa FPT và EVN không hoàn tất, thông qua đó thì FPT sẽ thu hồi lại tiền đặt cọc."

Theo như báo chí đăng tải tuần qua, thì Nhà nước không có chủ trương cổ phần hóa EVN Telecom nữa mà chuyển giao cho một đơn vị thứ 3 có đủ khả năng để vận hành những hạ tầng viễn thông sẵn có, và gáng vác những khoản nợ của EVN Telecom đã có, và đơn vị thứ 3 đó là Viettel hay ai thì cũng sẽ có nghĩa vụ hoàn trả phần đặt cọc của FPT cho thương vụ không thành trước đó.

Kế hoạch tăng trưởng 30-35% năm 2012

Theo ông Đình Anh, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng FPT cũng đang đa dạng hóa kinh doanh, tiếp cận nhiều thị trường bên ngoài Việt Nam để đảm bảo kinh tế trong nước không ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của mình với mục tiêu tăng trưởng cho năm 2012 là từ 30-35%.

Liên quan đến chia cổ tức, ông Anh chia sẻ: "Trong những năm qua FPT luôn hoàn thành cam kết với cổ đông, còn chia bao nhiêu do cổ đông quyết định, cổ tức năm 2011 do Đại hội cổ đông họp vào quý 1 năm 2012 quết định. Tuy nhiên, vấn đề chia nhiều hay ít cổ tức bằng tiền mặt trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay cũng là vấn đề nhạy cảm. Bởi vì còn liên quan đến nguồn lực tài chính của FPT để đầu tư hay không? FPT đặt mục tiêu tăng trưởng 30-35% thì cũng cần phải có nguồn lực để phát triển trong 2 đến 3 năm tới khi những kế hoạch kinh doanh mới đem lại lợi nhuận."

Trong buổi họp báo, ông Đình Anh cũng tiết lộ thêm thông tin mà báo giới quan tâm về việc hợp tác với Tạp chí Thời báo Vi tính - PC World. Theo đó, FPT luôn luôn có định hướng đẩy mạnh kinh doanh trong lĩnh vực nội dung số. Trong thời gian 10 năm gần đây, FPT đã phát triển tích cực Báo điện tử VnExpress, tạo ra thị phần đáng kể.

Mặc dù khó khăn, lĩnh vực quảng cáo đi xuống nhưng trong ba năm gần đây thì doanh thu từ quảng cáo của VnExpress và các trang tin FPT có đều tăng trưởng hơn 60%. Năm 2011, kế hoạch doanh thu quảng cáo từ VnExpress khoảng 240 tỷ đồng, kết thúc 9 tháng đạt 167 tỷ đồng doanh thu. Năm 2010 doanh thu của quảng cáo đạt 160 tỷ đồng, năm 2009 đạt khoảng 107 tỷ đồng. Chính vì nhận thấy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng nên FPT đang tìm kiếm cơ hội và hiện đang thương lượng với PC World, ông Đình Anh cho biết.


Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của các đơn vị thành viên:

Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, doanh thu của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đạt trên 2.598 tỷ đồng, tăng trưởng 47% so với cùng kỳ và hoàn thành 81% kế hoạch năm. Lợi nhuận hơn 594 tỷ đồng, tăng 34% và đạt 76% kế hoạch năm.

Lĩnh vực phân phối, Công ty Thương mại FPT (FPT Trading) đạt mức doanh thu ấn tượng trên 12.135 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 406 tỷ đồng, hoàn thành 76% kế hoạch năm.

Ở mảng xuất khẩu phần mềm, FPT Software đạt mức doanh thu trên 945 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ năm 2010 và hoàn thành 73% kế hoạch năm. Lợi nhuận gần 242 tỷ đồng, tăng trưởng 39% và đạt 81% kế hoạch năm.

Trong lĩnh vực tích hợp hệ thống, FPT IS đạt doanh số trên 2.533 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ năm 2010; lợi nhuận trước thuế đạt trên 336 tỷ đồng.

Ở mảng đào tạo, Đại học FPT đã hoàn thành 87% kế hoạch năm. Trong quý III, trường đã mở văn phòng đại diện ở thành phố Quy Nhơn, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Cần Thơ./.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục