Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch (Mỹ) ngày 28/11 tuyên bố sẽ giữ nguyênmức xếp hạng đối với nợ dài hạn của Mỹ ở mức AAA, bất chấp việc Ủy banchuyên trách của Quốc hội Mỹ về cắt giảm thâm hụt ngân sách hay còn gọilà "Siêu ủy ban" Quốc hội Mỹ hôm 21/11 đã không đạt được sự nhất trí vềcắt giảm 1.200 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong dài hạn.
Tuy nhiên,Fitch đã hạ dự báo triển vọng nợ trung hạn và dài hạn xuống mức tiêu cựctrong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ chậm lại, chính trị bếtắc và tỷ lệ nợ gia tăng nhanh trong thập kỷ này.
Theo ước đoán củaFitch, nợ liên bang của Mỹ sẽ tăng lên 90% GDP vào cuối thập kỷ này."Triển vọng tiêu cực" mà Fitch đưa ra có nghĩa là nhiều hơn 50% khả năngFitch sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm. Fitch cũng tỏ ra không mấy tintưởng vào năng lực của Chính quyền liên bang Mỹ trong việc tiến hành cácbiện pháp cần thiết để kiểm soát thâm hụt ngân sách.
Mặc dù nhận địnhcác nền tảng kinh tế và tín dụng vẫn mạnh, nhưng Fitch lưu ý sự thất bạigần đây của Quốc hội trong việc đạt được thỏa thuận cắt giảm thâm hụtcó thể làm chậm lại các nỗ lực cải cách cơ bản của Mỹ.
Hai hãng xếphạng tín nhiệm khác là Moody's Investor Services và Standard &Poor's trong tuần qua cũng giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm, nhưngMoody's dọa sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm nếu Quốc hội Mỹ ủng hộ kế hoạchcắt giảm thâm hụt "tự động" đối với chương trình trong nước và chươngtrình quốc phòng với số tiền cắt giảm khoảng 500 tỷ USD cho mỗi chươngtrình bắt đầu từ năm 2013. Hồi tháng 8/2011, S&P lần đầu tiên hạ mứcxếp hạng tín nhiệm dài hạn của Mỹ xuống mức cao thứ hai AA+ và chuyểnmức đánh giá triển vọng sang tiêu cực.
Fitch, Moody's và S&P làba hãng xếp hạng tín nhiệm lớn chuyên đưa ra mức đánh giá tín nhiệm đốivới nợ nần của các nước, công ty và thành phố, dựa trên khả năng vỡ nợcủa họ. AAA là mức xếp hạng cao nhất hiện nay, cho thấy khả năng vỡ nợ ởmức cực thấp./.
Tuy nhiên,Fitch đã hạ dự báo triển vọng nợ trung hạn và dài hạn xuống mức tiêu cựctrong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ chậm lại, chính trị bếtắc và tỷ lệ nợ gia tăng nhanh trong thập kỷ này.
Theo ước đoán củaFitch, nợ liên bang của Mỹ sẽ tăng lên 90% GDP vào cuối thập kỷ này."Triển vọng tiêu cực" mà Fitch đưa ra có nghĩa là nhiều hơn 50% khả năngFitch sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm. Fitch cũng tỏ ra không mấy tintưởng vào năng lực của Chính quyền liên bang Mỹ trong việc tiến hành cácbiện pháp cần thiết để kiểm soát thâm hụt ngân sách.
Mặc dù nhận địnhcác nền tảng kinh tế và tín dụng vẫn mạnh, nhưng Fitch lưu ý sự thất bạigần đây của Quốc hội trong việc đạt được thỏa thuận cắt giảm thâm hụtcó thể làm chậm lại các nỗ lực cải cách cơ bản của Mỹ.
Hai hãng xếphạng tín nhiệm khác là Moody's Investor Services và Standard &Poor's trong tuần qua cũng giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm, nhưngMoody's dọa sẽ hạ mức xếp hạng tín nhiệm nếu Quốc hội Mỹ ủng hộ kế hoạchcắt giảm thâm hụt "tự động" đối với chương trình trong nước và chươngtrình quốc phòng với số tiền cắt giảm khoảng 500 tỷ USD cho mỗi chươngtrình bắt đầu từ năm 2013. Hồi tháng 8/2011, S&P lần đầu tiên hạ mứcxếp hạng tín nhiệm dài hạn của Mỹ xuống mức cao thứ hai AA+ và chuyểnmức đánh giá triển vọng sang tiêu cực.
Fitch, Moody's và S&P làba hãng xếp hạng tín nhiệm lớn chuyên đưa ra mức đánh giá tín nhiệm đốivới nợ nần của các nước, công ty và thành phố, dựa trên khả năng vỡ nợcủa họ. AAA là mức xếp hạng cao nhất hiện nay, cho thấy khả năng vỡ nợ ởmức cực thấp./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)