Nhằm ngặn chặn việc sử dụng chất kích thích (doping) trong Giải vô định bóng đá thế giới 2010 (World Cup 2010), Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) sẽ thiết lập Trung tâm xét nghiệm hiện đại tại thành phố Bloemfontein của Nam Phi để kiểm tra việc sử dụng doping của các cầu thủ tại World Cup lần này.
Người đứng đầu Ủy ban Y tế của FIFA, ông Michel D'Hooghe cho biết trước khi khai mạc World Cup, FIFA sẽ kiểm tra ngẫu nhiên tám cầu thủ của mỗi đội bóng trong số 32 đội tuyển tham dự World Cup 2010.
Sau khi kết thúc mỗi trận đấu, FIFA cũng sẽ kiểm tra ngẫu nhiên hai cầu thủ của mỗi đội. Hàng nghìn xét nghiệm mẫu máu và nước tiểu sẽ được thực hiện chính xác và công bằng với trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ chuyên gia giỏi của nhiều quốc gia, với hy vọng World Cup 2010 sẽ trở thành một giải thể thao thế giới "trong sạch" nhất.
Mỗi năm FIFA tiến hành khoảng 35.000 xét nghiệm chống doping, nhưng chỉ có 0,3% dương tính, trong đó chủ yếu sử dụng các chất gây nghiện như cần sa, côcain. Năm 2009, Ủy ban Y tế FIFA chỉ phát hiện chín trường hợp sử dụng doping.
Ông Michel cho rằng tất cả các sân vận động của Nam Phi đều ở độ cao trung bình nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cầu thủ.
Sân vận động thành phố bóng đá Soccer City ở Johannesburg nằm ở độ cao nhất (1.694m so với mực nước biển), tiếp sau là sân Bloemfontein - 1.351m, sân Pretoria - 1.330m, sân Polokwane - 1.230m và sân Rustenburg - 1.153m. Đặc biệt, sân vận động Durban và Cape Town được xây dựng ngay sát bờ biển và có độ cao hơn mực nước biển lần lượt là 8m và 12m.
Theo ông Michel, World Cup 1986 tại Mexico bị đánh giá là giải bóng đá thế giới "tiêu hao sinh lực" nhất vì các sân vận động đều nằm ở độ cao 2.700m so với mực nước biển, ảnh hưởng rất lớn đến thể lực của các cầu thủ./.
Người đứng đầu Ủy ban Y tế của FIFA, ông Michel D'Hooghe cho biết trước khi khai mạc World Cup, FIFA sẽ kiểm tra ngẫu nhiên tám cầu thủ của mỗi đội bóng trong số 32 đội tuyển tham dự World Cup 2010.
Sau khi kết thúc mỗi trận đấu, FIFA cũng sẽ kiểm tra ngẫu nhiên hai cầu thủ của mỗi đội. Hàng nghìn xét nghiệm mẫu máu và nước tiểu sẽ được thực hiện chính xác và công bằng với trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ chuyên gia giỏi của nhiều quốc gia, với hy vọng World Cup 2010 sẽ trở thành một giải thể thao thế giới "trong sạch" nhất.
Mỗi năm FIFA tiến hành khoảng 35.000 xét nghiệm chống doping, nhưng chỉ có 0,3% dương tính, trong đó chủ yếu sử dụng các chất gây nghiện như cần sa, côcain. Năm 2009, Ủy ban Y tế FIFA chỉ phát hiện chín trường hợp sử dụng doping.
Ông Michel cho rằng tất cả các sân vận động của Nam Phi đều ở độ cao trung bình nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cầu thủ.
Sân vận động thành phố bóng đá Soccer City ở Johannesburg nằm ở độ cao nhất (1.694m so với mực nước biển), tiếp sau là sân Bloemfontein - 1.351m, sân Pretoria - 1.330m, sân Polokwane - 1.230m và sân Rustenburg - 1.153m. Đặc biệt, sân vận động Durban và Cape Town được xây dựng ngay sát bờ biển và có độ cao hơn mực nước biển lần lượt là 8m và 12m.
Theo ông Michel, World Cup 1986 tại Mexico bị đánh giá là giải bóng đá thế giới "tiêu hao sinh lực" nhất vì các sân vận động đều nằm ở độ cao 2.700m so với mực nước biển, ảnh hưởng rất lớn đến thể lực của các cầu thủ./.
(TTXVN/Vietnam+)