Tổ chức Fred Hollows Foundation (FHF) của Australia tài trợ gần 8 tỷ đồng cho tỉnh Vĩnh Long để thực hiện dự án chăm sóc mắt toàn diện trong giai đoạn 2013-2016.
Ngày 22/11, tại Vĩnh Long, biên bản ghi nhớ về dự án này đã được ký kết giữa Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Long Trần Văn Út và Giám đốc Văn phòng FHF Việt Nam Huỳnh Tấn Phúc.
Nguồn vốn đối ứng của tỉnh Vĩnh Long trong dự án này là trên 2,4 tỷ đồng.
Dự án nhằm hỗ trợ ngành y tế địa phương nâng cao các dịch vụ chăm sóc mắt và cơ sở hạ tầng nhằm cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, chi phí hợp lý và dễ tiếp cận.
Trong giai đoạn 2013-2016, dự án mở rộng mô hình chăm sóc mắt toàn diện đến tất cả 8 huyện, thành phố trong tỉnh nhằm góp phần giảm thiểu số người mù lòa có khả năng tránh được và tổn thương thị lực tại địa phương.
Trước đó, trong giai đoạn 2009-2012, dự án đã giúp đào tạo, tập huấn cho trên 900 bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, nhân viên y tế xã, ấp, giáo viên về phẫu thuật đục thủy tinh thể và chăm sóc mắt ban đầu; phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất đủ năng lực tại tuyến tỉnh và tuyến huyện để điều trị kịp thời những bệnh mắt phổ biến; triển khai phòng khúc xạ; cung cấp trang thiết bị nhãn khoa cho 5/8 huyện trong tỉnh.
Đồng thời, dự án giúp kiểm soát bệnh, phòng ngừa điều trị và giám sát bệnh phòng chống mù lòa, đặc biệt cho những người mù nghèo.
Trong đó, đã hỗ trợ phẫu thuật đục thủy tinh thể cho gần 6.200 người, khám và điều trị cườm glocom cho trên 1.400 người, triển khai các dịch vụ chăm sóc mắt, triển khai chương trình khúc xạ học đường với trên 38.000 học sinh được khám và cấp kính./.
Ngày 22/11, tại Vĩnh Long, biên bản ghi nhớ về dự án này đã được ký kết giữa Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Long Trần Văn Út và Giám đốc Văn phòng FHF Việt Nam Huỳnh Tấn Phúc.
Nguồn vốn đối ứng của tỉnh Vĩnh Long trong dự án này là trên 2,4 tỷ đồng.
Dự án nhằm hỗ trợ ngành y tế địa phương nâng cao các dịch vụ chăm sóc mắt và cơ sở hạ tầng nhằm cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, chi phí hợp lý và dễ tiếp cận.
Trong giai đoạn 2013-2016, dự án mở rộng mô hình chăm sóc mắt toàn diện đến tất cả 8 huyện, thành phố trong tỉnh nhằm góp phần giảm thiểu số người mù lòa có khả năng tránh được và tổn thương thị lực tại địa phương.
Trước đó, trong giai đoạn 2009-2012, dự án đã giúp đào tạo, tập huấn cho trên 900 bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, nhân viên y tế xã, ấp, giáo viên về phẫu thuật đục thủy tinh thể và chăm sóc mắt ban đầu; phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất đủ năng lực tại tuyến tỉnh và tuyến huyện để điều trị kịp thời những bệnh mắt phổ biến; triển khai phòng khúc xạ; cung cấp trang thiết bị nhãn khoa cho 5/8 huyện trong tỉnh.
Đồng thời, dự án giúp kiểm soát bệnh, phòng ngừa điều trị và giám sát bệnh phòng chống mù lòa, đặc biệt cho những người mù nghèo.
Trong đó, đã hỗ trợ phẫu thuật đục thủy tinh thể cho gần 6.200 người, khám và điều trị cườm glocom cho trên 1.400 người, triển khai các dịch vụ chăm sóc mắt, triển khai chương trình khúc xạ học đường với trên 38.000 học sinh được khám và cấp kính./.
Phạm Thị Bình (TTXVN)