Tối 6/6, Ban tổ chức Festival Huế 2010 đã chính thức tiến hành khai mạc chương trình "Huyền thoại sông Hương" trong lung linh sắc màu.
Đây là chương trình sân khấu hóa được dàn dựng công phu dựa trên yếu tố lịch sử, huyền thoại và vẻ đẹp của dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, nhằm khẳng định giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của một dòng sông gắn liền với một vùng văn hóa và tình cảm, tâm hồn của con người xứ Huế.
Chương trình miêu tả cảnh thuyền du sông của vua triều Nguyễn, khởi đầu từ trước bến thuyền lăng Minh Mạng lúc 17 giờ, khi hoàng hôn bắt đầu nhuốm lên dòng sông sắc màu tím rất riêng của Huế, đoàn thuyền sẽ từ đây khởi hành về Nghinh Lương đình, trước mặt Phu Văn.
Trên quãng sông dài hàng chục cây số được dàn dựng và bố trí chín điểm nhấn tại điện Hòn Chén, nhà máy nước Vạn Niên, bãi bồi; cầu Xước Dũ; Văn Miếu; đình Kim Long; chùa Thiên Mụ; cầu Bạch Hổ. Tại các điểm này được bố trí hết sức hoành tráng với công nghệ kỹ thuật ánh sáng và nghệ thuật diễn xướng của đông đảo các diễn viên.
Điểm kết thúc tại Nghinh Lương đình sẽ có tám tiết mục nghệ thuật quy mô gắn với huyền thoại của dòng sông, thu hút khách thập phương đến với lễ hội. Chương trình được tái diễn vào ngày 12/6 dọc theo chiều dài sông Hương.
Tối cùng ngày, tại sân khấu hồ Tịnh Tâm (Đại Nội) khai mạc chương trình nghệ thuật "Hơi thở của nước". Chương trình hội tụ các loại hình nghệ thuật, gồm nhã nhạc Huế, ca trù, quan họ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; cùng các loại hình nghệ thuật truyền thống khác như chèo, ngâm thơ cổ, dân ca...
"Hơi thở của nước" dựa trên cốt truyện chính là tình yêu của đôi trai tài, gái sắc. Cô gái Kinh Bắc duyên dáng, xinh đẹp được tuyển vào làm cung nữ trong cung vua, trên thuyền tới kinh thành trong tâm trạng cô đơn, cô gái đã nhớ lại quãng thời gian tươi đẹp bên người mình yêu dấu; mặt hồ Tịnh Tâm chính là chiếc gương soi ký ức của cô gái…
Bên cạnh ý nghĩa tôn vinh di sản, nó còn tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam, trong không gian lung linh huyền ảo của hồ Tịnh Tâm. Chương trình sẽ còn có các đêm diễn tiếp theo vào 20 giờ các ngày 9 và 11/6.
Bên cạnh đó, Festival Huế 2010 cũng đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như liên hoan tranh vẽ "Thế giới ngộ nghĩnh trong giấc mơ của em" diễn ra tại công viên Tứ Tượng, bên bờ sông Hương, thu hút hơn 500 em học sinh đến từ 10 trường trung học cơ sở và Tiểu học ở thành phố Huế tham gia.
Tại đây còn có liên hoan nghệ thuật sắp đặt "Những khối vuông mùa hạ". Chỉ với một vài thùng carton đựng mì gói, đựng nước ngọt… một chút màu vẽ và dụng cụ thủ công, nhóm trẻ em đã say mê sáng tác để có thể cùng đắm mình trong thế giới giản dị nhưng đầy màu sắc.
Trong khuôn khổ Festival Huế 2010, ngày 6/6 đã khai mạc "Chợ quê ngày hội" bên cầu ngói Thanh Toàn thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch và người dân quanh vùng tham gia.
Ngoài những chương trình quen thuộc của các kỳ Festival trước gồm bài chòi, trò chơi đập niêu, đua thuyền... năm nay, nhiều chương trình và hình thức trang trí mới lạ cũng được phục dựng bên cây câu hàng trăm tuổi này.
Cầu Tràng Tiền được trưng bày tác phẩm sắp đặt với hơn 1.000 cánh diều, tô thêm vẻ đẹp cho cây cầu bắc qua dòng sông Hương này. Sau khi trưng bày tại Festival Huế 2010, 1.000 con diều này sẽ có mặt tại Hà Nội trong chương trình kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thang Long-Hà Nội.
Ngoài ra còn có các hoạt động triển lãm phố tranh tại đường Lê Ngô Cát; khai mạc sắc màu Thanh Tiên tại làng hoa giấy Thanh Tiên, huyện Phú Vang.../.
Đây là chương trình sân khấu hóa được dàn dựng công phu dựa trên yếu tố lịch sử, huyền thoại và vẻ đẹp của dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, nhằm khẳng định giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của một dòng sông gắn liền với một vùng văn hóa và tình cảm, tâm hồn của con người xứ Huế.
Chương trình miêu tả cảnh thuyền du sông của vua triều Nguyễn, khởi đầu từ trước bến thuyền lăng Minh Mạng lúc 17 giờ, khi hoàng hôn bắt đầu nhuốm lên dòng sông sắc màu tím rất riêng của Huế, đoàn thuyền sẽ từ đây khởi hành về Nghinh Lương đình, trước mặt Phu Văn.
Trên quãng sông dài hàng chục cây số được dàn dựng và bố trí chín điểm nhấn tại điện Hòn Chén, nhà máy nước Vạn Niên, bãi bồi; cầu Xước Dũ; Văn Miếu; đình Kim Long; chùa Thiên Mụ; cầu Bạch Hổ. Tại các điểm này được bố trí hết sức hoành tráng với công nghệ kỹ thuật ánh sáng và nghệ thuật diễn xướng của đông đảo các diễn viên.
Điểm kết thúc tại Nghinh Lương đình sẽ có tám tiết mục nghệ thuật quy mô gắn với huyền thoại của dòng sông, thu hút khách thập phương đến với lễ hội. Chương trình được tái diễn vào ngày 12/6 dọc theo chiều dài sông Hương.
Tối cùng ngày, tại sân khấu hồ Tịnh Tâm (Đại Nội) khai mạc chương trình nghệ thuật "Hơi thở của nước". Chương trình hội tụ các loại hình nghệ thuật, gồm nhã nhạc Huế, ca trù, quan họ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; cùng các loại hình nghệ thuật truyền thống khác như chèo, ngâm thơ cổ, dân ca...
"Hơi thở của nước" dựa trên cốt truyện chính là tình yêu của đôi trai tài, gái sắc. Cô gái Kinh Bắc duyên dáng, xinh đẹp được tuyển vào làm cung nữ trong cung vua, trên thuyền tới kinh thành trong tâm trạng cô đơn, cô gái đã nhớ lại quãng thời gian tươi đẹp bên người mình yêu dấu; mặt hồ Tịnh Tâm chính là chiếc gương soi ký ức của cô gái…
Bên cạnh ý nghĩa tôn vinh di sản, nó còn tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam, trong không gian lung linh huyền ảo của hồ Tịnh Tâm. Chương trình sẽ còn có các đêm diễn tiếp theo vào 20 giờ các ngày 9 và 11/6.
Bên cạnh đó, Festival Huế 2010 cũng đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như liên hoan tranh vẽ "Thế giới ngộ nghĩnh trong giấc mơ của em" diễn ra tại công viên Tứ Tượng, bên bờ sông Hương, thu hút hơn 500 em học sinh đến từ 10 trường trung học cơ sở và Tiểu học ở thành phố Huế tham gia.
Tại đây còn có liên hoan nghệ thuật sắp đặt "Những khối vuông mùa hạ". Chỉ với một vài thùng carton đựng mì gói, đựng nước ngọt… một chút màu vẽ và dụng cụ thủ công, nhóm trẻ em đã say mê sáng tác để có thể cùng đắm mình trong thế giới giản dị nhưng đầy màu sắc.
Trong khuôn khổ Festival Huế 2010, ngày 6/6 đã khai mạc "Chợ quê ngày hội" bên cầu ngói Thanh Toàn thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch và người dân quanh vùng tham gia.
Ngoài những chương trình quen thuộc của các kỳ Festival trước gồm bài chòi, trò chơi đập niêu, đua thuyền... năm nay, nhiều chương trình và hình thức trang trí mới lạ cũng được phục dựng bên cây câu hàng trăm tuổi này.
Cầu Tràng Tiền được trưng bày tác phẩm sắp đặt với hơn 1.000 cánh diều, tô thêm vẻ đẹp cho cây cầu bắc qua dòng sông Hương này. Sau khi trưng bày tại Festival Huế 2010, 1.000 con diều này sẽ có mặt tại Hà Nội trong chương trình kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thang Long-Hà Nội.
Ngoài ra còn có các hoạt động triển lãm phố tranh tại đường Lê Ngô Cát; khai mạc sắc màu Thanh Tiên tại làng hoa giấy Thanh Tiên, huyện Phú Vang.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)