Tối 8/6, những hình ảnh cùng nếp sinh hoạt văn hóa của cung điện Huế xưa như hiện về với du khách trong "Đêm Hoàng cung" tại Festival Huế 2010.
Đến với "Đêm Hoàng cung" trong chương trình dạ, nhạc, tiệc, du khách còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế như Nhã nhạc, múa cung đình, tuồng Huế, ca Huế, thơ cung đình và thơ Huế cùng một số loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Huế.
Các trò chơi cung đình và dân gian ở cố đô xưa như thả thơ, đố thơ, đầu hồ, xăm hường, bài vụ… Tất cả không gian sinh hoạt nói trên được phối hợp thật ấn tượng thông qua kỹ xảo ánh sáng kết hợp với khói và lửa của những ngọn đuốc, nến, đèn dầu cùng với các khu trưng bày triển lãm và nghệ thuật sắp đặt để du khách thực sự chiêm ngưỡng và khám phá trong "Đêm Hoàng cung."
Ngoài Đại Nội, không gian hồ Tịnh Tâm còn có "Hơi thở của nước" - chương trình đêm nghệ thuật tôn vinh di sản văn hóa dân tộc.
"Hơi thở của nước” dựa trên cốt truyện chính là tình yêu của cô gái Kinh Bắc được tuyển vào làm cung nữ trong cung vua, trên thuyền tới kinh thành trong tâm trạng cô đơn, cô gái đã nhớ lại quãng thời gian tươi đẹp bên người mình yêu dấu…
Cũng trong tối cùng ngày, trong khuôn khổ Festival Huế 2010, Lễ hội Áo dài mang chủ đề "Vọng thiên niên" đã được trình diễn tại sân Hàm Nghi, cửa Thượng Tứ (thành phố Huế).
Có 16 nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam như Quang Tân, Minh Minh, Sĩ Hoàng, Viết Bảo, Thương Huyền, Đức Hải, Việt Liên... và 170 người mẫu đến từ ba miền Bắc-Trung-Nam cùng 40 em nhỏ của Nhà Văn hóa Thiếu Nhi Huế đã trình diễn 1.000 bộ áo dài.
Với cảm hứng chủ đạo từ hoa sen và chủ đề hướng tới môi trường, những bộ áo dài trong lễ hội lần này được làm hoàn toàn từ các chất liệu thân thiện với môi trường như lụa, chiffon, satin, thông qua bàn tay khéo léo của các nhà thiết kế dùng các công nghệ cắt, ghép, thêu in, đắp vải... đồng thời trải qua công đoạn nhuộm sinh học (dùng lá cây, hoa, củ) đã thiết kế lên những bộ áo dài tuyệt vời.
Những bước đi uyển chuyển trên nền nhạc của những bài hát hát về Hà Nội như "Hà Nội niềm tin và hy vọng", "Có phải em mùa thu Hà Nội", "Hà Nội mùa thu", "Hà Nội một trái tim hồng"... đã tạo dáng mềm mại, thướt tha cho người con gái, làm say đắm du khách đến xem.
Lễ hội Áo dài lần này như một thông điệp gửi đến mọi người về một hành tinh xanh, những chất liệu thân thiện với môi trường, cùng với màu sắc của đèn laze, của những bụi tre, những đạo cụ dùng cho lễ hội cũng được làm từ vật liệu tự nhiên, tạo màu xanh cho môi trường, vì một Festival trong sạch, hướng tới một môi trường trong lành./.
Đến với "Đêm Hoàng cung" trong chương trình dạ, nhạc, tiệc, du khách còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế như Nhã nhạc, múa cung đình, tuồng Huế, ca Huế, thơ cung đình và thơ Huế cùng một số loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Huế.
Các trò chơi cung đình và dân gian ở cố đô xưa như thả thơ, đố thơ, đầu hồ, xăm hường, bài vụ… Tất cả không gian sinh hoạt nói trên được phối hợp thật ấn tượng thông qua kỹ xảo ánh sáng kết hợp với khói và lửa của những ngọn đuốc, nến, đèn dầu cùng với các khu trưng bày triển lãm và nghệ thuật sắp đặt để du khách thực sự chiêm ngưỡng và khám phá trong "Đêm Hoàng cung."
Ngoài Đại Nội, không gian hồ Tịnh Tâm còn có "Hơi thở của nước" - chương trình đêm nghệ thuật tôn vinh di sản văn hóa dân tộc.
"Hơi thở của nước” dựa trên cốt truyện chính là tình yêu của cô gái Kinh Bắc được tuyển vào làm cung nữ trong cung vua, trên thuyền tới kinh thành trong tâm trạng cô đơn, cô gái đã nhớ lại quãng thời gian tươi đẹp bên người mình yêu dấu…
Cũng trong tối cùng ngày, trong khuôn khổ Festival Huế 2010, Lễ hội Áo dài mang chủ đề "Vọng thiên niên" đã được trình diễn tại sân Hàm Nghi, cửa Thượng Tứ (thành phố Huế).
Có 16 nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam như Quang Tân, Minh Minh, Sĩ Hoàng, Viết Bảo, Thương Huyền, Đức Hải, Việt Liên... và 170 người mẫu đến từ ba miền Bắc-Trung-Nam cùng 40 em nhỏ của Nhà Văn hóa Thiếu Nhi Huế đã trình diễn 1.000 bộ áo dài.
Với cảm hứng chủ đạo từ hoa sen và chủ đề hướng tới môi trường, những bộ áo dài trong lễ hội lần này được làm hoàn toàn từ các chất liệu thân thiện với môi trường như lụa, chiffon, satin, thông qua bàn tay khéo léo của các nhà thiết kế dùng các công nghệ cắt, ghép, thêu in, đắp vải... đồng thời trải qua công đoạn nhuộm sinh học (dùng lá cây, hoa, củ) đã thiết kế lên những bộ áo dài tuyệt vời.
Những bước đi uyển chuyển trên nền nhạc của những bài hát hát về Hà Nội như "Hà Nội niềm tin và hy vọng", "Có phải em mùa thu Hà Nội", "Hà Nội mùa thu", "Hà Nội một trái tim hồng"... đã tạo dáng mềm mại, thướt tha cho người con gái, làm say đắm du khách đến xem.
Lễ hội Áo dài lần này như một thông điệp gửi đến mọi người về một hành tinh xanh, những chất liệu thân thiện với môi trường, cùng với màu sắc của đèn laze, của những bụi tre, những đạo cụ dùng cho lễ hội cũng được làm từ vật liệu tự nhiên, tạo màu xanh cho môi trường, vì một Festival trong sạch, hướng tới một môi trường trong lành./.
Quốc Việt-Lê Mậu (TTXVN/Vietnam+)