Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác lập được tám kỷ lục tại Festival Huế 2010, diễn ra trong thời gian từ ngày 5-13/6.
Kỷ lục đầu tiên và cũng là chương trình hết sức ấn tượng về lễ tái hiện "Cuộc thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn" với sự tham gia hùng hậu của hơn 1.200 nghệ sĩ, 70 thuyền chiến, biểu diễn trong hơn 90 phút.
Tiếp đến là cuộc "Hành trình mở cõi" được dàn dựng trên sân khấu lớn nhất từ trước đến nay, với 6 tầng sân khấu.
Các kỷ lục còn lại bao gồm "Hơi thở của nước" - vở diễn đầu tiên diễn trên một sân khấu đặt dưới mặt nước; "Đến hẹn lại lên" - bức tranh xé giấy lớn nhất do một người thực hiện; "Phố tranh Festival" - nhiều tranh được trưng bày trên một tuyến phố nhất; không gian nghệ thuật sắp đặt với nhiều con diều Huế nhất trên cầu Tràng Tiền.
Thêm vào đó, chữ "Long" (Hán tự) được thể hiện theo lối thư pháp với nhiều kiểu viết nhất (1.000 chữ) và đơn vị tổ chức nhiều nhất các chương trình lễ hội truyền thống cung đình Huế trong các kỳ Festival Huế dành cho Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế cũng là các kỷ lục tại festival lần này.
Ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2010 cho biết Festival Huế 2010 đã thu hút hơn 3 triệu lượt người đến dự; gần 120.400 lượt khách lưu trú tại các khách sạn, trong đó có 28.600 khách quốc tế đến từ 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Lần đầu tiên tại Festival Huế 2010, toàn bộ giá vé xem biểu diễn nghệ thuật được áp dụng một giá chung cho cả khách trong nước lẫn quốc tế.
Cũng trong chín ngày tại Festival Huế 2010, âm hưởng nghệ thuật dân gian của ba miền Bắc, Trung, Nam đã khắc sâu trong lòng du khách bốn phương, cũng như đã đem đến sự ngỡ ngàng cho công chúng trước sắc màu văn hóa của các dân tộc.
28 quốc gia với khoảng 550 nghệ sĩ nước ngoài và 2.300 nghệ sĩ trong nước tham gia biểu diễn 117 chương trình nghệ thuật.
Một số đoàn nghệ thuật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho công chúng như đoàn Pháp với triển lãm, sắp đặt, nghệ thuật đường phố, âm nhạc và diễn kịch; đoàn nghệ thuật Đức với triển lãm chuỗi tư liệu ảnh về công tác bảo tồn di sản ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung; chương trình nghệ thuật Nhật Bản với những điệu nhảy cổ truyền vui tươi; các tiết mục xiếc, đi cà kheo, âm nhạc đường phố của đoàn Bỉ.../.
Kỷ lục đầu tiên và cũng là chương trình hết sức ấn tượng về lễ tái hiện "Cuộc thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn" với sự tham gia hùng hậu của hơn 1.200 nghệ sĩ, 70 thuyền chiến, biểu diễn trong hơn 90 phút.
Tiếp đến là cuộc "Hành trình mở cõi" được dàn dựng trên sân khấu lớn nhất từ trước đến nay, với 6 tầng sân khấu.
Các kỷ lục còn lại bao gồm "Hơi thở của nước" - vở diễn đầu tiên diễn trên một sân khấu đặt dưới mặt nước; "Đến hẹn lại lên" - bức tranh xé giấy lớn nhất do một người thực hiện; "Phố tranh Festival" - nhiều tranh được trưng bày trên một tuyến phố nhất; không gian nghệ thuật sắp đặt với nhiều con diều Huế nhất trên cầu Tràng Tiền.
Thêm vào đó, chữ "Long" (Hán tự) được thể hiện theo lối thư pháp với nhiều kiểu viết nhất (1.000 chữ) và đơn vị tổ chức nhiều nhất các chương trình lễ hội truyền thống cung đình Huế trong các kỳ Festival Huế dành cho Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế cũng là các kỷ lục tại festival lần này.
Ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2010 cho biết Festival Huế 2010 đã thu hút hơn 3 triệu lượt người đến dự; gần 120.400 lượt khách lưu trú tại các khách sạn, trong đó có 28.600 khách quốc tế đến từ 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Lần đầu tiên tại Festival Huế 2010, toàn bộ giá vé xem biểu diễn nghệ thuật được áp dụng một giá chung cho cả khách trong nước lẫn quốc tế.
Cũng trong chín ngày tại Festival Huế 2010, âm hưởng nghệ thuật dân gian của ba miền Bắc, Trung, Nam đã khắc sâu trong lòng du khách bốn phương, cũng như đã đem đến sự ngỡ ngàng cho công chúng trước sắc màu văn hóa của các dân tộc.
28 quốc gia với khoảng 550 nghệ sĩ nước ngoài và 2.300 nghệ sĩ trong nước tham gia biểu diễn 117 chương trình nghệ thuật.
Một số đoàn nghệ thuật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho công chúng như đoàn Pháp với triển lãm, sắp đặt, nghệ thuật đường phố, âm nhạc và diễn kịch; đoàn nghệ thuật Đức với triển lãm chuỗi tư liệu ảnh về công tác bảo tồn di sản ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung; chương trình nghệ thuật Nhật Bản với những điệu nhảy cổ truyền vui tươi; các tiết mục xiếc, đi cà kheo, âm nhạc đường phố của đoàn Bỉ.../.
Quốc Việt-Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)