Sau nhiều lần trì hoãn thì cuối cùng Festival Cầu Long Biên cũng sẽ được diễn ra vào hai ngày 20 và 21/11. Lễ hội văn hóa nghệ thuật đường phố lần này có chủ đề “Cầu Rồng kể chuyện Thăng Long Hà Nội – Cây cầu của Hòa bình, Hội nhập và Phát triển.”
Nội dung của Festival Cầu Long Biên cũng có sự thay đổi. Theo đó, đáng chú ý, Ban tổ chức quyết định lược phần được coi là tốn kém nhất - hoạt động trình diễn nghệ thuật trên con thuyền rồng tiên theo các dòng sông từ Hoa Lư tới Hà Nội, sau đó kết thúc ở vịnh Hạ Long.
Còn phần trình diễn chính trên cầu vẫn được kết cấu theo hai ý tưởng xuyên suốt: cây cầu của ký ức và của ước mơ.
Cây cầu ký ức (chiều đi - từ Hoàn Kiếm sang Gia Lâm) tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc, chiều đi từ Hà Nội đến Gia Lâm được phân kỳ làm 11 đoạn (tiền Thăng Long và 10 thế kỷ). Các loại hình nghệ thuật tranh ảnh, tư liệu, hiện vật, trang phục cổ… được trưng bày chọn lọc theo niên đại cụ thể.
Cây cầu ước mơ (chiều về - từ Gia Lâm sang Hà Nội) phản ánh tương lai của Hà Nội, của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, phát triển. Các triển lãm nghệ thuật sẽ được thực hiện trên cây cầu ước mơ này. Không gian nghệ thuật mở sẽ là trại sáng tác cho tất cả các nghệ sĩ thể hiện sáng tạo hướng về một hành tinh xanh.
Ban tổ chức đặt ba hòm quyên góp tiền trong hai ngày lễ hội, đặc biệt hi vọng ở đêm nhạc trẻ 20-11. Đây là đóng góp của người dân, nghệ sỹ không đặt vấn đề catxê… để dành tiền tương trợ khúc ruột miền Trung theo hình thức sản xuất cặp sách đi học kiêm phao cứu sinh cho các em học sinh vùng thường xảy ra bão lũ.
Điều đặc biệt tại Festival lần này là Ban tổ chức mong muốn người dân tham gia lễ hội cũng sẽ đồng thời là những chủ thể sáng tạo và trình diễn. Ban tổ chức khuyến khích mỗi người tham gia lễ hội tự tìm cho mình một bộ trang phục đặc biệt, thể hiện một phần quá khứ, lịch sử, hoặc là bản sắc của từng dân tộc, vùng miền.
Để tránh tình trạng lộn xộn và xả rác vô tư do người tham gia lễ hội nghỉ chân ở các gánh hàng rong xưa ngay trên cầu như festival năm ngoái, năm nay khu ẩm thực, gian hàng Việt và bạn bè quốc tế sẽ được đẩy hết sang phía chân cầu phía Gia Lâm, Ban tổ chức cho biết thêm./.
Nội dung của Festival Cầu Long Biên cũng có sự thay đổi. Theo đó, đáng chú ý, Ban tổ chức quyết định lược phần được coi là tốn kém nhất - hoạt động trình diễn nghệ thuật trên con thuyền rồng tiên theo các dòng sông từ Hoa Lư tới Hà Nội, sau đó kết thúc ở vịnh Hạ Long.
Còn phần trình diễn chính trên cầu vẫn được kết cấu theo hai ý tưởng xuyên suốt: cây cầu của ký ức và của ước mơ.
Cây cầu ký ức (chiều đi - từ Hoàn Kiếm sang Gia Lâm) tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc, chiều đi từ Hà Nội đến Gia Lâm được phân kỳ làm 11 đoạn (tiền Thăng Long và 10 thế kỷ). Các loại hình nghệ thuật tranh ảnh, tư liệu, hiện vật, trang phục cổ… được trưng bày chọn lọc theo niên đại cụ thể.
Cây cầu ước mơ (chiều về - từ Gia Lâm sang Hà Nội) phản ánh tương lai của Hà Nội, của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, phát triển. Các triển lãm nghệ thuật sẽ được thực hiện trên cây cầu ước mơ này. Không gian nghệ thuật mở sẽ là trại sáng tác cho tất cả các nghệ sĩ thể hiện sáng tạo hướng về một hành tinh xanh.
Ban tổ chức đặt ba hòm quyên góp tiền trong hai ngày lễ hội, đặc biệt hi vọng ở đêm nhạc trẻ 20-11. Đây là đóng góp của người dân, nghệ sỹ không đặt vấn đề catxê… để dành tiền tương trợ khúc ruột miền Trung theo hình thức sản xuất cặp sách đi học kiêm phao cứu sinh cho các em học sinh vùng thường xảy ra bão lũ.
Điều đặc biệt tại Festival lần này là Ban tổ chức mong muốn người dân tham gia lễ hội cũng sẽ đồng thời là những chủ thể sáng tạo và trình diễn. Ban tổ chức khuyến khích mỗi người tham gia lễ hội tự tìm cho mình một bộ trang phục đặc biệt, thể hiện một phần quá khứ, lịch sử, hoặc là bản sắc của từng dân tộc, vùng miền.
Để tránh tình trạng lộn xộn và xả rác vô tư do người tham gia lễ hội nghỉ chân ở các gánh hàng rong xưa ngay trên cầu như festival năm ngoái, năm nay khu ẩm thực, gian hàng Việt và bạn bè quốc tế sẽ được đẩy hết sang phía chân cầu phía Gia Lâm, Ban tổ chức cho biết thêm./.
Xuân Mai (Vietnam+)