Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng chính quyền cần đưa ra ngay các biện pháp kích thích kinh tế mới trước khi quá muộn để hỗ trợ tiến trình phục hồi kinh tế đang chậm lại tại nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Lời khuyến cáo trên được đưa ra tại cuộc họp kín ngày 12/11 của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED.
Báo cáo của FOMC không đưa ra chi tiết cụ thể của kế hoạch hay bất kỳ gói kích thích mới nào, song các thành viên ủy ban nhìn chung đều nhất trí rằng một hành động như vậy sẽ sớm diễn ra nếu các điều kiện kinh tế đòi hỏi.
Trong thông cáo tóm tắt kết thúc hội nghị của FOMC hồi tháng Chín vừa qua, ủy ban này cho biết ngân hàng trung ương Mỹ đã sẵn sàng để đưa ra gói kích thích bổ sung nếu cần nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế. Kế hoạch này được quyết định sau khi các thành viên ủy ban cảnh báo các điều kiện kinh tế đang ngày càng xấu đi kể từ sau hội nghị FOMC ngày 10/8.
Biên bản cuộc họp của FOMC cũng tiết lộ những bất đồng trong nội bộ ủy ban xung quanh khả năng triển khai các gói kích thích mới. Chủ tịch FED Ben Bernanke, một chuyên gia về thời kỳ Đại suy thoái cho rằng, trước đây thể chế này đã ngừng các gói kích thích kinh tế quá sớm và muốn tránh lặp lại sai lầm đó.
Trong khi đó, ủy viên Thomas Hoenig, Chủ tịch FED thành phố Kansas, một mực cho rằng chính sách tỷ lệ lãi suất ở mức thấp (gần bằng 0%) hiện nay của FED cũng như cụm từ "thời kỳ mở rộng" về lâu dài không còn phù hợp với công cuộc phục hồi kinh tế đang diễn ra chậm chạp.
Một thành viên khác lập luận rằng việc tiếp tục trông chờ vào chính sách lãi suất sẽ tạo ra những điều kiện có thể dẫn đến sự mất cân bằng về tài chính và kinh tế vĩ mô. Một số thành viên muốn có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định về gói kích thích mới, trong khi những người khác muốn suy nghĩ thêm về cách thức hiệu quả nhất để xác định và thông báo các bước đi nhằm triển khai các gói kích thích mới.
Liên quan đến tình hình kinh tế Mỹ, cùng ngày 12/10, Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đề xuất các quy định mới nhằm ngăn chặn các vụ sụp đổ ồ ạt trong khu vực ngân hàng, làm mất ổn định nền kinh tế giống như vụ phá sản của tập đoàn tài chính Lehman Brother mở đầu cho cuộc khủng hoảng năm 2008.
Cơ chế mà FDIC đề nghị nhằm giải thể các ngân hàng thua lỗ là một phần trong Đạo luật Dodd-Frank được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 7/2010 nhằm tìm cách cải tổ các quy định tài chính sau cuộc khủng hoảng kinh tế và khắc phục các rủi ro hệ thống. FDIC sẽ giải thể một ngân hàng hay một công ty tài chính lớn bị vỡ nợ (hoặc không có khả năng trả nợ) và có thể gây ra những rủi ro lớn đối với sự ổn định của hệ thống tài chính Mỹ./.
Lời khuyến cáo trên được đưa ra tại cuộc họp kín ngày 12/11 của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED.
Báo cáo của FOMC không đưa ra chi tiết cụ thể của kế hoạch hay bất kỳ gói kích thích mới nào, song các thành viên ủy ban nhìn chung đều nhất trí rằng một hành động như vậy sẽ sớm diễn ra nếu các điều kiện kinh tế đòi hỏi.
Trong thông cáo tóm tắt kết thúc hội nghị của FOMC hồi tháng Chín vừa qua, ủy ban này cho biết ngân hàng trung ương Mỹ đã sẵn sàng để đưa ra gói kích thích bổ sung nếu cần nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế. Kế hoạch này được quyết định sau khi các thành viên ủy ban cảnh báo các điều kiện kinh tế đang ngày càng xấu đi kể từ sau hội nghị FOMC ngày 10/8.
Biên bản cuộc họp của FOMC cũng tiết lộ những bất đồng trong nội bộ ủy ban xung quanh khả năng triển khai các gói kích thích mới. Chủ tịch FED Ben Bernanke, một chuyên gia về thời kỳ Đại suy thoái cho rằng, trước đây thể chế này đã ngừng các gói kích thích kinh tế quá sớm và muốn tránh lặp lại sai lầm đó.
Trong khi đó, ủy viên Thomas Hoenig, Chủ tịch FED thành phố Kansas, một mực cho rằng chính sách tỷ lệ lãi suất ở mức thấp (gần bằng 0%) hiện nay của FED cũng như cụm từ "thời kỳ mở rộng" về lâu dài không còn phù hợp với công cuộc phục hồi kinh tế đang diễn ra chậm chạp.
Một thành viên khác lập luận rằng việc tiếp tục trông chờ vào chính sách lãi suất sẽ tạo ra những điều kiện có thể dẫn đến sự mất cân bằng về tài chính và kinh tế vĩ mô. Một số thành viên muốn có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định về gói kích thích mới, trong khi những người khác muốn suy nghĩ thêm về cách thức hiệu quả nhất để xác định và thông báo các bước đi nhằm triển khai các gói kích thích mới.
Liên quan đến tình hình kinh tế Mỹ, cùng ngày 12/10, Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đề xuất các quy định mới nhằm ngăn chặn các vụ sụp đổ ồ ạt trong khu vực ngân hàng, làm mất ổn định nền kinh tế giống như vụ phá sản của tập đoàn tài chính Lehman Brother mở đầu cho cuộc khủng hoảng năm 2008.
Cơ chế mà FDIC đề nghị nhằm giải thể các ngân hàng thua lỗ là một phần trong Đạo luật Dodd-Frank được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 7/2010 nhằm tìm cách cải tổ các quy định tài chính sau cuộc khủng hoảng kinh tế và khắc phục các rủi ro hệ thống. FDIC sẽ giải thể một ngân hàng hay một công ty tài chính lớn bị vỡ nợ (hoặc không có khả năng trả nợ) và có thể gây ra những rủi ro lớn đối với sự ổn định của hệ thống tài chính Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)