Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) ngày 1/12 đã công bố chi tiết các khoản cứu trợ hàng nghìn tỷ USD mà thể chế này dành cho các ngân hàng Mỹ và nước ngoài cũng như các tập đoàn lớn trong cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ vừa qua nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống kinh tế.
Phần lớn các khoản vay và cứu trợ dành cho các thể chế tài chính trong nước của FED đều rơi vào tay các "đại gia" như Citigroup (2.200 tỷ USD), tiếp đến là Merrill Lynch (2.100 tỷ USD), Morgan Stanley (2.000 tỷ USD), Bear Stearns (960 tỷ USD), Bank of America (887 tỷ USD), Goldman Sachs (615 tỷ USD), JPMorgan Chase (178 tỷ USD) và Wells Fargo (154 tỷ USD).
Merrill Lynch sau đó bị Bank of America thâu tóm, trong khi Bear Stearns phá sản và bị bán lại cho JPMorgan.
Các ngân hàng nước ngoài cũng được hưởng lợi từ các khoản cứu trợ của FED thông qua các công cụ tài chính, trong đó có Chương trình Đấu giá cho vay kỳ hạn (TAF). Cụ thể, Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ đã kiếm được khoản vay hơn 165 tỷ USD, Deutsche Bank (97 tỷ USD) và Royal Bank of Scotland (92 tỷ USD).
Barclays của Anh đã được FED cấp khoản tín dụng hơn 200 tỷ USD giải ngân cho hai chi nhánh đặt tại New York và Delaware. Ngoài ra, các ngân hàng của Nhật Bản, Brazil, Societe Generale (Pháp), Dexia (Bỉ), Bayerische Landesbank, Dresdner Bank và Commerzbank của Đức cũng phải viện tới sự trợ giúp của FED qua TAF, một công cụ tài chính cho phép các ngân hàng tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp của ngân hàng trung ương Mỹ nhằm cải thiện khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
FED cũng cung cấp các kênh tín dụng cho một số ngân hàng trung ương nước ngoài như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB - 8.000 tỷ USD), Ngân hàng Trung ương Anh (918 tỷ USD) và Nhật Bản. Kênh tín dụng này nhằm đảm bảo các thị trường nước ngoài sẽ không bị đóng băng vì thiếu USD - đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Các tập đoàn không hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ cũng là "khách hàng" thường xuyên của các chương trình cho vay của FED. Điển hình là tập đoàn GE với khoản vay hơn 16 tỷ USD, Harley-Davidson (2,3 tỷ USD) và Caterpillar (733 triệu USD).
Những số liệu này được ngân hàng trung ương Mỹ công bố dưới dạng hơn 21.000 giao dịch. Đây là một phần trong yêu cầu của Quốc hội Mỹ theo luật cải cách hệ thống tài chính.
Cùng ngày, FED công bố báo cáo cho thấy kinh tế Mỹ đang được cải thiện. Theo FED, ngành chế tạo giữ vai trò chủ đạo trong nỗ lực phục hồi từ khủng hoảng tiếp tục mở rộng hoạt động tại phần lớn các khu vực. Ngành ngân hàng cũng ghi nhận sự ổn định để gia tăng hoạt động.
Trong khi đó, thị trường việc làm khu vực tư nhân trong tháng 11/2010 tăng cao nhất trong ba năm qua, với 93.000 việc làm được tạo ra. Hoạt động sản xuất và doanh thu bán ôtô cũng tăng trong tháng qua với chỉ số hoạt động sản xuất tăng lên 56,6 - mức tăng liên tiếp trong 16 tháng qua. Chi tiêu của người tiêu dùng cũng có dấu hiệu tích cực.
Tuy nhiên, FED thừa nhận thị trường nhà ở vẫn ảm đạm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao.
Báo cáo trên của FED sẽ được các nhà hoạch định chính sách Mỹ tham khảo để quyết định chính sách tiền tệ tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở liên bang ngày 14/12 tới./.
Phần lớn các khoản vay và cứu trợ dành cho các thể chế tài chính trong nước của FED đều rơi vào tay các "đại gia" như Citigroup (2.200 tỷ USD), tiếp đến là Merrill Lynch (2.100 tỷ USD), Morgan Stanley (2.000 tỷ USD), Bear Stearns (960 tỷ USD), Bank of America (887 tỷ USD), Goldman Sachs (615 tỷ USD), JPMorgan Chase (178 tỷ USD) và Wells Fargo (154 tỷ USD).
Merrill Lynch sau đó bị Bank of America thâu tóm, trong khi Bear Stearns phá sản và bị bán lại cho JPMorgan.
Các ngân hàng nước ngoài cũng được hưởng lợi từ các khoản cứu trợ của FED thông qua các công cụ tài chính, trong đó có Chương trình Đấu giá cho vay kỳ hạn (TAF). Cụ thể, Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ đã kiếm được khoản vay hơn 165 tỷ USD, Deutsche Bank (97 tỷ USD) và Royal Bank of Scotland (92 tỷ USD).
Barclays của Anh đã được FED cấp khoản tín dụng hơn 200 tỷ USD giải ngân cho hai chi nhánh đặt tại New York và Delaware. Ngoài ra, các ngân hàng của Nhật Bản, Brazil, Societe Generale (Pháp), Dexia (Bỉ), Bayerische Landesbank, Dresdner Bank và Commerzbank của Đức cũng phải viện tới sự trợ giúp của FED qua TAF, một công cụ tài chính cho phép các ngân hàng tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp của ngân hàng trung ương Mỹ nhằm cải thiện khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
FED cũng cung cấp các kênh tín dụng cho một số ngân hàng trung ương nước ngoài như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB - 8.000 tỷ USD), Ngân hàng Trung ương Anh (918 tỷ USD) và Nhật Bản. Kênh tín dụng này nhằm đảm bảo các thị trường nước ngoài sẽ không bị đóng băng vì thiếu USD - đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Các tập đoàn không hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ cũng là "khách hàng" thường xuyên của các chương trình cho vay của FED. Điển hình là tập đoàn GE với khoản vay hơn 16 tỷ USD, Harley-Davidson (2,3 tỷ USD) và Caterpillar (733 triệu USD).
Những số liệu này được ngân hàng trung ương Mỹ công bố dưới dạng hơn 21.000 giao dịch. Đây là một phần trong yêu cầu của Quốc hội Mỹ theo luật cải cách hệ thống tài chính.
Cùng ngày, FED công bố báo cáo cho thấy kinh tế Mỹ đang được cải thiện. Theo FED, ngành chế tạo giữ vai trò chủ đạo trong nỗ lực phục hồi từ khủng hoảng tiếp tục mở rộng hoạt động tại phần lớn các khu vực. Ngành ngân hàng cũng ghi nhận sự ổn định để gia tăng hoạt động.
Trong khi đó, thị trường việc làm khu vực tư nhân trong tháng 11/2010 tăng cao nhất trong ba năm qua, với 93.000 việc làm được tạo ra. Hoạt động sản xuất và doanh thu bán ôtô cũng tăng trong tháng qua với chỉ số hoạt động sản xuất tăng lên 56,6 - mức tăng liên tiếp trong 16 tháng qua. Chi tiêu của người tiêu dùng cũng có dấu hiệu tích cực.
Tuy nhiên, FED thừa nhận thị trường nhà ở vẫn ảm đạm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao.
Báo cáo trên của FED sẽ được các nhà hoạch định chính sách Mỹ tham khảo để quyết định chính sách tiền tệ tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở liên bang ngày 14/12 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)