Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, tại cuộc họp trong hai ngày 15-16/12, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thuộc Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giữ lãi suất cơ bản ở mức gần 0% như hiện nay và bơm hơn 1.000 tỷ USD vào hệ thống tài chính nhằm duy trì dòng chảy tín dụng.
Nhà kinh tế Joseph LaVorgna ở Deutsche Bank cho rằng với sự phục hồi kinh tế chưa chắc chắn, FED không có lý do để đưa ra bất cứ thay đổi nào vào lúc này, nhất là tại thời điểm cuối năm, khi các thị trường tài chính khan hiếm tiền mặt nhất. Thay đổi duy nhất mà FOMC đưa ra có thể là sự điều chỉnh tăng không đáng kể về triển vọng kinh tế.
Nhà kinh tế Donald Ratajczak ở Morgan Keegan dự đoán FED sẽ chưa nâng lãi suất, khi nhiều hoạt động kinh tế vẫn cần sự hỗ trợ của các biện pháp kích thích, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 10%.
Yếu tố quyết định trong việc thay đổi chính sách của FED không phải vấn đề việc làm mà là hoạt động cho vay. FED cho rằng sự phục hồi kinh tế chưa được coi là vững chắc khi các khoản vay cho hoạt động sản xuất và kinh doanh giảm 14%.
Trong khi đó, chiến lược gia kinh tế Kent Engelke ở Capitol Securities Management nhận định kinh tế Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm nay và sẽ sớm trở lại các điều kiện bình thường. Nếu nền kinh tế tiếp tục cải thiện với tốc độ hiện nay, đồng nghĩa với sự tăng trưởng việc làm, điều được quan tâm nhất sẽ là tác động của những thay đổi trong chính sách tiền tệ.
Nhà kinh tế Brian Wesbury ở First Trust Portfolios nói các số liệu mới nhất cho thấy chỉ số giá bán buôn tăng 1,8%, cho thấy lạm phát đã không được kiểm soát tốt. FED đã chờ đợi những dấu hiệu phục hồi chắc chắn của thị trường lao động trước khi bắt đầu nâng lãi suất, khi cho rằng lạm phát sẽ chưa xảy ra cho đến khi thị trường việc làm phục hồi mạnh hơn nữa.
Mặc dù GDP của Mỹ tăng 2,8% trong quý III/2009 sau 4 quý suy giảm, song các nhà phân tích vẫn lo ngại về những trở ngại đối với sự phục hồi của kinh tế nước này khi thất nghiệp vẫn ở mức cao, khiến thu nhập và chi tiêu tiêu dùng - nhân tố chủ chốt của nền kinh tế, giảm./.
Nhà kinh tế Joseph LaVorgna ở Deutsche Bank cho rằng với sự phục hồi kinh tế chưa chắc chắn, FED không có lý do để đưa ra bất cứ thay đổi nào vào lúc này, nhất là tại thời điểm cuối năm, khi các thị trường tài chính khan hiếm tiền mặt nhất. Thay đổi duy nhất mà FOMC đưa ra có thể là sự điều chỉnh tăng không đáng kể về triển vọng kinh tế.
Nhà kinh tế Donald Ratajczak ở Morgan Keegan dự đoán FED sẽ chưa nâng lãi suất, khi nhiều hoạt động kinh tế vẫn cần sự hỗ trợ của các biện pháp kích thích, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 10%.
Yếu tố quyết định trong việc thay đổi chính sách của FED không phải vấn đề việc làm mà là hoạt động cho vay. FED cho rằng sự phục hồi kinh tế chưa được coi là vững chắc khi các khoản vay cho hoạt động sản xuất và kinh doanh giảm 14%.
Trong khi đó, chiến lược gia kinh tế Kent Engelke ở Capitol Securities Management nhận định kinh tế Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm nay và sẽ sớm trở lại các điều kiện bình thường. Nếu nền kinh tế tiếp tục cải thiện với tốc độ hiện nay, đồng nghĩa với sự tăng trưởng việc làm, điều được quan tâm nhất sẽ là tác động của những thay đổi trong chính sách tiền tệ.
Nhà kinh tế Brian Wesbury ở First Trust Portfolios nói các số liệu mới nhất cho thấy chỉ số giá bán buôn tăng 1,8%, cho thấy lạm phát đã không được kiểm soát tốt. FED đã chờ đợi những dấu hiệu phục hồi chắc chắn của thị trường lao động trước khi bắt đầu nâng lãi suất, khi cho rằng lạm phát sẽ chưa xảy ra cho đến khi thị trường việc làm phục hồi mạnh hơn nữa.
Mặc dù GDP của Mỹ tăng 2,8% trong quý III/2009 sau 4 quý suy giảm, song các nhà phân tích vẫn lo ngại về những trở ngại đối với sự phục hồi của kinh tế nước này khi thất nghiệp vẫn ở mức cao, khiến thu nhập và chi tiêu tiêu dùng - nhân tố chủ chốt của nền kinh tế, giảm./.
(TTXVN/Vietnam+)