Chính phủ Trung Quốc ngày 15/9 cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước này trong tháng Tám vừa qua đạt 7,6 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng Tám năm ngoái nhưng thua xa mức tăng hơn 29% của tháng 7/2010.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Diêu Kiện cho biết trong tám tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư gần 66 tỷ USD vào nước này, tăng hơn 18% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Tuy nhiên, tăng trưởng FDI giảm so với mức tăng gần 21% trong bảy tháng đầu năm và 19,6% trong nửa đầu năm nay.
Lý giải cho dấu hiệu giảm nhẹ trong tăng FDI này, nhà kinh tế học Nhiệm Tiên Phương thuộc IHS Global Insight cho rằng điều đó có thể là do cơ sở để đối chiếu số liệu đã ở mức khá cao - số liệu của tháng tám năm ngoái, thời điểm FDI vừa phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn ảm đạm trước đó.
Tuy nhiên, ông Nhiệm cũng cho rằng những số liệu này cũng báo hiệu "những bất ổn" của môi trường đầu tư nước ngoài, vốn là yếu tố tác động đến luồng đầu tư nước ngoài. Cụ thể, biến động về nhu cầu bên ngoài sẽ lấn át xung lực của đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, tại Hội nghị thường niên các nền kinh tế mới nổi của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Cục trưởng Cục thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc, ông Mã Kiến Đường, cho biết kinh tế Trung Quốc sẽ đạt "kết quả tốt" nếu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đạt khoảng 10% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3% trong năm nay.
Tăng trưởng GDP Trung Quốc chững lại ở mức hơn 10% trong quý hai so với mức gần 12% trong quý một. Điều này làm dấy lên quan ngại về sự chững lại của nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, ông Mã Kiến Đường đã trấn an khi cho rằng tỷ lệ tăng GDP gần 12% trong quý đầu là do căn cứ so sánh ở mức thấp của năm 2009, quãng thời gian mà nền kinh tế nước này đối mặt với những khó khăn nhất do khủng hoảng tài chính toàn cầu./.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Diêu Kiện cho biết trong tám tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư gần 66 tỷ USD vào nước này, tăng hơn 18% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Tuy nhiên, tăng trưởng FDI giảm so với mức tăng gần 21% trong bảy tháng đầu năm và 19,6% trong nửa đầu năm nay.
Lý giải cho dấu hiệu giảm nhẹ trong tăng FDI này, nhà kinh tế học Nhiệm Tiên Phương thuộc IHS Global Insight cho rằng điều đó có thể là do cơ sở để đối chiếu số liệu đã ở mức khá cao - số liệu của tháng tám năm ngoái, thời điểm FDI vừa phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn ảm đạm trước đó.
Tuy nhiên, ông Nhiệm cũng cho rằng những số liệu này cũng báo hiệu "những bất ổn" của môi trường đầu tư nước ngoài, vốn là yếu tố tác động đến luồng đầu tư nước ngoài. Cụ thể, biến động về nhu cầu bên ngoài sẽ lấn át xung lực của đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, tại Hội nghị thường niên các nền kinh tế mới nổi của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Cục trưởng Cục thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc, ông Mã Kiến Đường, cho biết kinh tế Trung Quốc sẽ đạt "kết quả tốt" nếu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đạt khoảng 10% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3% trong năm nay.
Tăng trưởng GDP Trung Quốc chững lại ở mức hơn 10% trong quý hai so với mức gần 12% trong quý một. Điều này làm dấy lên quan ngại về sự chững lại của nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, ông Mã Kiến Đường đã trấn an khi cho rằng tỷ lệ tăng GDP gần 12% trong quý đầu là do căn cứ so sánh ở mức thấp của năm 2009, quãng thời gian mà nền kinh tế nước này đối mặt với những khó khăn nhất do khủng hoảng tài chính toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)