Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào Somdy Duangdy cho biết, 6 tháng đầu năm tài chính 2012-2013, Chính phủ Lào đã thông qua 29 dự án đầu tư của tư nhân trong nước và nước ngoài với tổng trị giá đầu tư 1,6 tỷ USD, đạt 65% kế hoạch năm (trong đó đầu tư nước ngoài chiếm 84%).
Năng lượng là lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nhiều nhất với tổng trị giá đầu tư 739 triệu USD, thứ 2 là lĩnh vực khai thác mỏ với trị giá đầu tư 217 triệu USD, thứ 3 là xây dựng với 100 triệu USD.
Bộ trưởng Somdy Duangdy khẳng định đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) hiện là một trong những động lực chính đối với nền kinh tế Lào.
Kể từ khi Lào thông qua Luật đầu tư nước ngoài 1988 đến nay, nước này đã thu hút được hơn 22 tỷ USD với trên 4.500 dự án của các nhà đầu tư đến từ 54 nước và vùng lãnh thổ.
Trong đó, lĩnh vực đầu tư nhiều nhất vẫn là khoáng sản với giá trị đầu tư lên đến 5,7 tỷ USD, tiếp đến là điện lực 5,1 tỷ USD, nông nghiệp 2,7 tỷ USD và dịch vụ hơn 2,3 tỷ USD...
Trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, Lào quan tâm đến việc xây dựng các Đặc khu kinh tế. Lào hiện có 10 Đặc khu kinh tế trên tổng diện tích hơn 13.500ha, trong đó Đặc khu Savan-Seno ở Savannakhet, Đặc khu Phoukhiao thuộc tỉnh Khammuane và Đặc khu Long Thành-Vientiane (do Việt Nam đầu tư) đã đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả.
Lào thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào là do Lào ổn định về chính trị; có luật đầu tư rõ ràng; có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào; lực lượng lao động rẻ; nằm trong khu vực tăng trưởng kinh tế có chung biên giới với các quốc gia có nền kinh tế năng động như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia.
Từ Lào, các nhà đầu tư có thể mở rộng đầu tư ra các khu vực như khu vực 42 nước được hưởng hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), và có Quan hệ thương mại bình thương với Mỹ.
Ngoài ra, EU, Nhật Bản dành cho Lào ưu đãi đặc biệt với danh mục hơn 200 mặt hàng có thể xuất sang các thị trường này với thuế xuất thấp hoặc miễn thuế; có nhiều ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư như miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu dùng cho chế biến và tái xuất khẩu, miễn thuế trong quá trình thanh toán thuế xuất khẩu…
Đầu tư nước ngoài đã giúp thay đổi diện mạo đất nước Lào, góp phần đưa nền kinh tế của "Đất nước triệu voi" có mức tăng trưởng GDP liên tục khoảng 8%/năm, giúp phát triển hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, phát triển công nghệ, nguồn nhân lực, thúc đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển./.
Năng lượng là lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nhiều nhất với tổng trị giá đầu tư 739 triệu USD, thứ 2 là lĩnh vực khai thác mỏ với trị giá đầu tư 217 triệu USD, thứ 3 là xây dựng với 100 triệu USD.
Bộ trưởng Somdy Duangdy khẳng định đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) hiện là một trong những động lực chính đối với nền kinh tế Lào.
Kể từ khi Lào thông qua Luật đầu tư nước ngoài 1988 đến nay, nước này đã thu hút được hơn 22 tỷ USD với trên 4.500 dự án của các nhà đầu tư đến từ 54 nước và vùng lãnh thổ.
Trong đó, lĩnh vực đầu tư nhiều nhất vẫn là khoáng sản với giá trị đầu tư lên đến 5,7 tỷ USD, tiếp đến là điện lực 5,1 tỷ USD, nông nghiệp 2,7 tỷ USD và dịch vụ hơn 2,3 tỷ USD...
Trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, Lào quan tâm đến việc xây dựng các Đặc khu kinh tế. Lào hiện có 10 Đặc khu kinh tế trên tổng diện tích hơn 13.500ha, trong đó Đặc khu Savan-Seno ở Savannakhet, Đặc khu Phoukhiao thuộc tỉnh Khammuane và Đặc khu Long Thành-Vientiane (do Việt Nam đầu tư) đã đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả.
Lào thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào là do Lào ổn định về chính trị; có luật đầu tư rõ ràng; có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào; lực lượng lao động rẻ; nằm trong khu vực tăng trưởng kinh tế có chung biên giới với các quốc gia có nền kinh tế năng động như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia.
Từ Lào, các nhà đầu tư có thể mở rộng đầu tư ra các khu vực như khu vực 42 nước được hưởng hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), và có Quan hệ thương mại bình thương với Mỹ.
Ngoài ra, EU, Nhật Bản dành cho Lào ưu đãi đặc biệt với danh mục hơn 200 mặt hàng có thể xuất sang các thị trường này với thuế xuất thấp hoặc miễn thuế; có nhiều ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư như miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu dùng cho chế biến và tái xuất khẩu, miễn thuế trong quá trình thanh toán thuế xuất khẩu…
Đầu tư nước ngoài đã giúp thay đổi diện mạo đất nước Lào, góp phần đưa nền kinh tế của "Đất nước triệu voi" có mức tăng trưởng GDP liên tục khoảng 8%/năm, giúp phát triển hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, phát triển công nghệ, nguồn nhân lực, thúc đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển./.
Hoàng Chương/Vientiane (Vietnam+)