Tham dự hội nghị về đầu tư phát triển tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) từ ngày 3-5/2, giới chuyên gia kết luận rằng đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) không chỉ tăng cường và bổ sung mà còn thay thế nguồn vốn đầu tư trong nước.
Các nước nghèo và các nước đang phát triển có nguồn vốn đầu tư trong nước thấp cần tận dụng triệt để FDI như là nguồn thay thế để tài trợ cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia quốc tế cũng cung cấp các lựa chọn chính sách để đảm bảo nguồn vốn FDI không những không triệt tiêu nguồn vốn đầu tư ít ỏi trong nước mà còn cân bằng tốt nhất giữa 2 nguồn vốn này để giúp các nước tăng trưởng bền vững và dài hạn.
Các chuyên gia này đã giới thiệu quan hệ tương tác giữa hai nguồn vốn đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chống biến đổi khí hậu, trong đó các công ty nước ngoài và địa phương hợp tác để khai thác triệt để các lợi thế của mỗi bên cùng hướng tới các lợi ích chung.
Nông nghiệp là lĩnh vực có triển vọng nhất về quan hệ tương tác cùng có lợi giữa đầu tư FDI và đầu tư trong nước. Trong lĩnh vực này, đầu tư trong nước chiếm ưu thế, nhưng FDI đóng vai trò bổ sung quan trọng, đặc biệt là sản xuất các nông sản có giá trị gia tăng cao.
Những quan tâm mới nhất của các nước nhập khẩu lương thực đối với nguồn FDI trong sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực đã mở ra những cơ hội mới để khuyến khích đầu tư nông nghiệp trong các dự án chung phát triển nông nghiệp, hợp tác trong kinh doanh nông sản thông qua đối tác cùng nghiên cứu và phát triển cũng như trong xây dưng cơ sở hạ tầng.
Thông qua quan hệ tương tác này giữa FDI và đầu tư trong nước, các nước đang phát triển có thể nghiên cứu những lựa chọn chính sách để tận dụng nó như là công cụ để phát triển nông thôn và nông nghiệp bền vững./.
Các nước nghèo và các nước đang phát triển có nguồn vốn đầu tư trong nước thấp cần tận dụng triệt để FDI như là nguồn thay thế để tài trợ cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia quốc tế cũng cung cấp các lựa chọn chính sách để đảm bảo nguồn vốn FDI không những không triệt tiêu nguồn vốn đầu tư ít ỏi trong nước mà còn cân bằng tốt nhất giữa 2 nguồn vốn này để giúp các nước tăng trưởng bền vững và dài hạn.
Các chuyên gia này đã giới thiệu quan hệ tương tác giữa hai nguồn vốn đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chống biến đổi khí hậu, trong đó các công ty nước ngoài và địa phương hợp tác để khai thác triệt để các lợi thế của mỗi bên cùng hướng tới các lợi ích chung.
Nông nghiệp là lĩnh vực có triển vọng nhất về quan hệ tương tác cùng có lợi giữa đầu tư FDI và đầu tư trong nước. Trong lĩnh vực này, đầu tư trong nước chiếm ưu thế, nhưng FDI đóng vai trò bổ sung quan trọng, đặc biệt là sản xuất các nông sản có giá trị gia tăng cao.
Những quan tâm mới nhất của các nước nhập khẩu lương thực đối với nguồn FDI trong sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực đã mở ra những cơ hội mới để khuyến khích đầu tư nông nghiệp trong các dự án chung phát triển nông nghiệp, hợp tác trong kinh doanh nông sản thông qua đối tác cùng nghiên cứu và phát triển cũng như trong xây dưng cơ sở hạ tầng.
Thông qua quan hệ tương tác này giữa FDI và đầu tư trong nước, các nước đang phát triển có thể nghiên cứu những lựa chọn chính sách để tận dụng nó như là công cụ để phát triển nông thôn và nông nghiệp bền vững./.
(TTXVN/Vietnam+)