Ngày 15/2, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã bắt đầu chương trình giảm tác động gây biến đổi khí hậu của nông nghiệp toàn cầu với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Đức và Na Uy.
Chương trình mới "Giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp" (MICCA) của FAO nhằm cải thiện các dữ liệu thông tin toàn cầu về khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất nông nghiệp thải vào khí quyển Trái Đất và đánh giá chính xác hơn tiềm năng của nông nghiệp trong việc làm giảm nguy cơ Trái Đất nóng lên.
Chương trình sẽ cung cấp trực tuyến toàn cầu các tri thức không chỉ về định lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nông nghiệp mà còn làm rõ các cơ hội tốt nhất để làm dịu sự nóng lên của Trái Đất thông qua thay đổi tập quán canh tác.
FAO nhấn mạnh thông tin hiệu quả sẽ dẫn đến các chính sách hiệu quả.
Các tri thức chính xác này sẽ giúp các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách phát triển, đồng thời giúp nông dân và các nhà kinh doanh nông nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế dành cho các dự án, bên cạnh đó còn giúp xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong nông nghiệp.
Tập quán canh tác “thông minh với khí hậu” có thể làm tăng năng suất và tăng khả năng chống đỡ với biến đổi khí hậu trong khi vẫn giảm được lượng khí thải làm Trái Đất nóng lên.
Theo số liệu của FAO, sản xuất nông nghiệp chiếm tới 14% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, tương đương với 6,8 tỷ tấn điôxít cácbon (CO2)./.
Chương trình mới "Giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp" (MICCA) của FAO nhằm cải thiện các dữ liệu thông tin toàn cầu về khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất nông nghiệp thải vào khí quyển Trái Đất và đánh giá chính xác hơn tiềm năng của nông nghiệp trong việc làm giảm nguy cơ Trái Đất nóng lên.
Chương trình sẽ cung cấp trực tuyến toàn cầu các tri thức không chỉ về định lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nông nghiệp mà còn làm rõ các cơ hội tốt nhất để làm dịu sự nóng lên của Trái Đất thông qua thay đổi tập quán canh tác.
FAO nhấn mạnh thông tin hiệu quả sẽ dẫn đến các chính sách hiệu quả.
Các tri thức chính xác này sẽ giúp các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách phát triển, đồng thời giúp nông dân và các nhà kinh doanh nông nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế dành cho các dự án, bên cạnh đó còn giúp xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong nông nghiệp.
Tập quán canh tác “thông minh với khí hậu” có thể làm tăng năng suất và tăng khả năng chống đỡ với biến đổi khí hậu trong khi vẫn giảm được lượng khí thải làm Trái Đất nóng lên.
Theo số liệu của FAO, sản xuất nông nghiệp chiếm tới 14% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, tương đương với 6,8 tỷ tấn điôxít cácbon (CO2)./.
(TTXVN/Vietnam+)