Ngày 24/11, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi cộng đồng thế giới quản lý tốt hơn nữa nguồn gen động vật thông qua thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu bảo vệ các nguồn gen vô giá này.
Theo nghiên cứu mới được FAO công bố, khoảng 70% số người nghèo trên thế giới chăn nuôi động vật và phụ thuộc vào hoạt động này như là phần quan trọng của cuộc sống.
Hiện nay, ngày càng nhiều nước bắt đầu tiến hành phân loại, bảo tồn và quản lý tốt hơn các nguồn gen đa dạng của động vật để bảo vệ tiềm năng của hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm quốc gia. 191 nước trên thế giới đã ký và cam kết thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu bảo vệ nguồn gen động vật.
Tuy nhiên, FAO cảnh báo cộng đồng thế giới vẫn còn nhiều việc phải làm để quản lý và bảo tồn tốt hơn các nguồn gen này vì trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2007, hàng tháng, trung bình một giống động vật đã bị biến mất.
Hiện nay, 21% trong tổng số các loài động vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng.
FAO nhấn mạnh mặc dù việc quản lý các nguồn gen động vật đã tiến triển nhưng không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Hiện có 1.710 loài vật nuôi đứng trước nguy cơ tuyệt chủng so với 1.649 loài có nguy cơ này năm 2008 và 1.491 loài năm 2006.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống kê được thông tin về số lượng và thành phần của 35% loài chim và động vật có vú. Biến đổi khí hậu và sự xuất hiện của nhiều loại bệnh mới ở động vật đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì năng lực thích nghi của hệ thống sản xuất nông nghiệp. Đa dạng gen giúp sản xuất lương thực, thực phẩm có sức bật tốt hơn trước nguy cơ của nạn đói, hạn hán, dịch bệnh và những thách thức nổi lên từ biến đổi khí hậu.
Các nguồn gen động vật đa dạng hiện nay là vô giá và cần phải được bảo tồn để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp trong nhiều thập kỷ tới.
FAO đã phát triển chiến lược tài trợ nhằm giúp cải thiện quản lý các nguồn gen động vật và tăng cường hợp tác quốc tế để giúp các nước đang phát triển thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu bảo vệ nguồn gen động vật, trong đó chủ yếu tập trung hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý và bảo tồn nguồn gen với 28 dự án được triển khai tại 96 nước trong 2 năm qua./.
Theo nghiên cứu mới được FAO công bố, khoảng 70% số người nghèo trên thế giới chăn nuôi động vật và phụ thuộc vào hoạt động này như là phần quan trọng của cuộc sống.
Hiện nay, ngày càng nhiều nước bắt đầu tiến hành phân loại, bảo tồn và quản lý tốt hơn các nguồn gen đa dạng của động vật để bảo vệ tiềm năng của hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm quốc gia. 191 nước trên thế giới đã ký và cam kết thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu bảo vệ nguồn gen động vật.
Tuy nhiên, FAO cảnh báo cộng đồng thế giới vẫn còn nhiều việc phải làm để quản lý và bảo tồn tốt hơn các nguồn gen này vì trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2007, hàng tháng, trung bình một giống động vật đã bị biến mất.
Hiện nay, 21% trong tổng số các loài động vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng.
FAO nhấn mạnh mặc dù việc quản lý các nguồn gen động vật đã tiến triển nhưng không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Hiện có 1.710 loài vật nuôi đứng trước nguy cơ tuyệt chủng so với 1.649 loài có nguy cơ này năm 2008 và 1.491 loài năm 2006.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống kê được thông tin về số lượng và thành phần của 35% loài chim và động vật có vú. Biến đổi khí hậu và sự xuất hiện của nhiều loại bệnh mới ở động vật đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì năng lực thích nghi của hệ thống sản xuất nông nghiệp. Đa dạng gen giúp sản xuất lương thực, thực phẩm có sức bật tốt hơn trước nguy cơ của nạn đói, hạn hán, dịch bệnh và những thách thức nổi lên từ biến đổi khí hậu.
Các nguồn gen động vật đa dạng hiện nay là vô giá và cần phải được bảo tồn để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp trong nhiều thập kỷ tới.
FAO đã phát triển chiến lược tài trợ nhằm giúp cải thiện quản lý các nguồn gen động vật và tăng cường hợp tác quốc tế để giúp các nước đang phát triển thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu bảo vệ nguồn gen động vật, trong đó chủ yếu tập trung hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý và bảo tồn nguồn gen với 28 dự án được triển khai tại 96 nước trong 2 năm qua./.
(TTXVN/Vietnam+)