Theo đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, dẫn kết luận của chuyên gia nước ngoài sau khi khảo sát độc lập, đập thủy điện Sông Tranh 2 an toàn và đủ điều kiện tích nước; tuy nhiên, "để cam kết đảm bảo tuyệt đối an toàn thì chúng tôi không thể cam kết."
Về phía địa phương, lãnh đạo huyện Bắc Trà My và lãnh đạo các huyện lân cận cũng vẫn chưa thể an tâm về thực trạng động đất cũng như sự an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 hiện nay. Huyện Trà My yêu cầu có một cam kết rõ ràng với lý giải cụ thể để trấn an nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng, đồng thời có cá nhân, tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm khi có sự cố không may xảy ra chứ không thể “đổ qua, đổ về” được.
Với tư cách là người đứng đầu địa phương, ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam đặt vấn đề: "Chúng tôi thực sự rất tin những kết quả, báo cáo của nhà khoa học. Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt là phải an dân và đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu. Mặc dù các chuyên gia đã khảo sát và đưa ra kết luận sơ bộ là đập thủy điện an toàn. Vấn đề rất khó là làm sao tuyên truyền để người dân tin rằng đập thủy điện an toàn trong khi hàng ngày vẫn nghe những tiếng nổ như bom và nhà thì rung chuyển, nứt nẻ?"
Ông Hải cũng đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần sớm đưa các trạm quan trắc về động đất vào lắp đặt để đưa ra những số liệu quan trắc chính xác. Các nhà khoa học cũng cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn nữa tình trạng động đất ở Bắc Trà My và sớm có kết luận một cách khách quan, khoa học và trung thực về sự việc trên để an dân.
Trước mắt, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo ủy ban nhân dân các huyện nằm trong vùng có động đất và ảnh hưởng bởi động đất tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về tình hình động đất theo sự phân tích của các nhà khoa học, trấn an nhân dân; rà soát để hỗ trợ cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi động đất; tập huấn cho người dân phương án xử lý khi có sự cố xảy ra.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng sẽ có văn bản kiến nghị đến Chính phủ đề nghị giải quyết một cách thấu đáo về vấn đề động đất, tích nước thủy điện… tại Bắc Trà My.
Đoàn công tác của Viện Vật Lý địa cầu, Viện Khoa học Công nghê, Viện Địa chất ngày 12/9 cũng đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam, có báo cáo sơ bộ về hoạt động động đất tại Bắc Trà My và vùng lân cận thuộc tỉnh Quảng Nam.
Tiến sỹ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết qua bốn ngày khảo sát tại Bắc Trà My và các huyện lân cận là Tiên Phước, Hiệp Đức, Nam Trà My, Phước Sơn, bên cạnh việc tham vấn số liệu từ các trạm quan trắc của Thủy điện Sông Tranh 2, các nhà khoa học đã xây dựng được đường đẳng chấn động đất. Qua đó, có thể xác định đựơc địa điểm có thể gây chấn động cấp 6, bao gồm cả vùng đập thủy điện Sông Tranh 2.
Vùng tâm chấn cấp 6 đựơc xác định kéo dài khoảng 20km, rộng khoảng 10km với điểm xuất phát từ Hiệp Đức-Tiên Phước đến Bắc Trà My. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cũng xác nhận là tại vùng Bắc Trà My có động đất ngày càng tăng về cường độ cũng như diện tích ảnh hưởng.
Do các trạm quan trắc của Viện Vật lý địa cầu đặt ở Huế và Bình Định khá xa vùng Bắc Trà My nên từ chỉ ghi nhận 15 trận động đất từ ngày 18/7 đến 7/9. Bên cạnh đó, việc tích nước sẽ làm giảm độ bền kết cấu của đất đá, tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới dập vỡ, làn diễn ra nhanh quá trình động đất kích thích.
Trước tình hình đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã có quyết định phê duyệt triển khai đề tài “Nghiên cứu động đất kích thích khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh,” đồng thời tiến hành lắp đặt năm trạm quan trắc tại các địa điểm như đập thủy điện Sông Tranh 2; xã Trà Giác; xã Trà Bui; huyện Tiên Phước và huyện Nam Trà My.
Tuy nhiên, để thực hiện được đề tài trên thì cũng phải mất khoảng thời gian tới ba năm./.
Về phía địa phương, lãnh đạo huyện Bắc Trà My và lãnh đạo các huyện lân cận cũng vẫn chưa thể an tâm về thực trạng động đất cũng như sự an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 hiện nay. Huyện Trà My yêu cầu có một cam kết rõ ràng với lý giải cụ thể để trấn an nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng, đồng thời có cá nhân, tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm khi có sự cố không may xảy ra chứ không thể “đổ qua, đổ về” được.
Với tư cách là người đứng đầu địa phương, ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam đặt vấn đề: "Chúng tôi thực sự rất tin những kết quả, báo cáo của nhà khoa học. Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt là phải an dân và đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu. Mặc dù các chuyên gia đã khảo sát và đưa ra kết luận sơ bộ là đập thủy điện an toàn. Vấn đề rất khó là làm sao tuyên truyền để người dân tin rằng đập thủy điện an toàn trong khi hàng ngày vẫn nghe những tiếng nổ như bom và nhà thì rung chuyển, nứt nẻ?"
Ông Hải cũng đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần sớm đưa các trạm quan trắc về động đất vào lắp đặt để đưa ra những số liệu quan trắc chính xác. Các nhà khoa học cũng cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn nữa tình trạng động đất ở Bắc Trà My và sớm có kết luận một cách khách quan, khoa học và trung thực về sự việc trên để an dân.
Trước mắt, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo ủy ban nhân dân các huyện nằm trong vùng có động đất và ảnh hưởng bởi động đất tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về tình hình động đất theo sự phân tích của các nhà khoa học, trấn an nhân dân; rà soát để hỗ trợ cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi động đất; tập huấn cho người dân phương án xử lý khi có sự cố xảy ra.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng sẽ có văn bản kiến nghị đến Chính phủ đề nghị giải quyết một cách thấu đáo về vấn đề động đất, tích nước thủy điện… tại Bắc Trà My.
Đoàn công tác của Viện Vật Lý địa cầu, Viện Khoa học Công nghê, Viện Địa chất ngày 12/9 cũng đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam, có báo cáo sơ bộ về hoạt động động đất tại Bắc Trà My và vùng lân cận thuộc tỉnh Quảng Nam.
Tiến sỹ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết qua bốn ngày khảo sát tại Bắc Trà My và các huyện lân cận là Tiên Phước, Hiệp Đức, Nam Trà My, Phước Sơn, bên cạnh việc tham vấn số liệu từ các trạm quan trắc của Thủy điện Sông Tranh 2, các nhà khoa học đã xây dựng được đường đẳng chấn động đất. Qua đó, có thể xác định đựơc địa điểm có thể gây chấn động cấp 6, bao gồm cả vùng đập thủy điện Sông Tranh 2.
Vùng tâm chấn cấp 6 đựơc xác định kéo dài khoảng 20km, rộng khoảng 10km với điểm xuất phát từ Hiệp Đức-Tiên Phước đến Bắc Trà My. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cũng xác nhận là tại vùng Bắc Trà My có động đất ngày càng tăng về cường độ cũng như diện tích ảnh hưởng.
Do các trạm quan trắc của Viện Vật lý địa cầu đặt ở Huế và Bình Định khá xa vùng Bắc Trà My nên từ chỉ ghi nhận 15 trận động đất từ ngày 18/7 đến 7/9. Bên cạnh đó, việc tích nước sẽ làm giảm độ bền kết cấu của đất đá, tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới dập vỡ, làn diễn ra nhanh quá trình động đất kích thích.
Trước tình hình đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã có quyết định phê duyệt triển khai đề tài “Nghiên cứu động đất kích thích khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh,” đồng thời tiến hành lắp đặt năm trạm quan trắc tại các địa điểm như đập thủy điện Sông Tranh 2; xã Trà Giác; xã Trà Bui; huyện Tiên Phước và huyện Nam Trà My.
Tuy nhiên, để thực hiện được đề tài trên thì cũng phải mất khoảng thời gian tới ba năm./.
Nguyễn Sơn (Vietnam+)