Mặc dù chưa công bố chi tiết cách thức giải ngân, các bộ trưởng tài chính Khuvực đồng euro (Eurozone) họp tại Brussels của Bỉ ngày 4/3 đã cam kết sẽ nhất trí một gói cứu trợ cho Cộng hòa Síp vào cuối tháng Ba này sau khi Nicosia đồng ýcho phép các chuyên gia độc lập kiểm toán khu vực tài chính của nước này.
Theo kế hoạch, nhóm "bộ ba" chủ nợ (gồm Liên minh châu Âu-EU, Quỹ Tiền tệQuốc tế-IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu-ECB) sẽ cử một phái đoàn chuyên giatài chính tới Síp để đánh giá tình hình nhằm hiểu rõ hơn nhu cầu tài chính cũngnhư hoạt động của chính phủ vừa được thành lập, sau khi ông Nicos Anastasiadesgiành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Tân Tổng thống Síp đã cam kết thực hiện chương trình cải cách cơ cấu tổng thểnền kinh tế và tiếp tục các cuộc đàm phán với các định chế tài chính quốc tếnhằm có được gói cứu trợ để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng đang có nguy cơsụp đổ.
Trước đó, tháng 6/2012, Cộng hòa Síp đã phải cầu viện cứu trợ quốc tế để cơcấu lại hệ thống tài chính, tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa chính phủ tiềnnhiệm của cựu Tổng thống Demetris Christofias với đại diện nhóm "bộ ba" chủ nợđã không đạt thỏa thuận nào về cách thức giải ngân. Tiến trình đàm phán cứu trợkéo dài do ông Christofias phản đối yêu cầu của EU buộc Nicosia tư nhân hóa cáccông ty nhà nước làm ăn có lãi.
Trong bối cảnh kinh tế của Síp giảm 2,3% trong 2012 và dự báo sẽ giảm 3,5%trong năm nay, thậm chí tiếp tục giảm cho tới năm 2016 và tỷ lệ thất nghiệp lêntới 14,7%, nhiệm vụ đàm phán với quốc tế để nhận được cứu trợ của tân Tổng thốngAnastasiades và nội các mới thành lập của ông là hết sức quan trọng.
Theo ông Anastasiades, gói cứu trợ để cơ cấu hệ thống ngân hàng có thể cần8-10 tỷ euro, nhưng gói cứu trợ tổng thể, trong đó cần cho tất cả các hoạt độngnhà nước nói chung và cơ cấu nợ ngân hàng có thể lên tới 17 tỷ euro, tương đươngvới tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Síp./.
Theo kế hoạch, nhóm "bộ ba" chủ nợ (gồm Liên minh châu Âu-EU, Quỹ Tiền tệQuốc tế-IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu-ECB) sẽ cử một phái đoàn chuyên giatài chính tới Síp để đánh giá tình hình nhằm hiểu rõ hơn nhu cầu tài chính cũngnhư hoạt động của chính phủ vừa được thành lập, sau khi ông Nicos Anastasiadesgiành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Tân Tổng thống Síp đã cam kết thực hiện chương trình cải cách cơ cấu tổng thểnền kinh tế và tiếp tục các cuộc đàm phán với các định chế tài chính quốc tếnhằm có được gói cứu trợ để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng đang có nguy cơsụp đổ.
Trước đó, tháng 6/2012, Cộng hòa Síp đã phải cầu viện cứu trợ quốc tế để cơcấu lại hệ thống tài chính, tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa chính phủ tiềnnhiệm của cựu Tổng thống Demetris Christofias với đại diện nhóm "bộ ba" chủ nợđã không đạt thỏa thuận nào về cách thức giải ngân. Tiến trình đàm phán cứu trợkéo dài do ông Christofias phản đối yêu cầu của EU buộc Nicosia tư nhân hóa cáccông ty nhà nước làm ăn có lãi.
Trong bối cảnh kinh tế của Síp giảm 2,3% trong 2012 và dự báo sẽ giảm 3,5%trong năm nay, thậm chí tiếp tục giảm cho tới năm 2016 và tỷ lệ thất nghiệp lêntới 14,7%, nhiệm vụ đàm phán với quốc tế để nhận được cứu trợ của tân Tổng thốngAnastasiades và nội các mới thành lập của ông là hết sức quan trọng.
Theo ông Anastasiades, gói cứu trợ để cơ cấu hệ thống ngân hàng có thể cần8-10 tỷ euro, nhưng gói cứu trợ tổng thể, trong đó cần cho tất cả các hoạt độngnhà nước nói chung và cơ cấu nợ ngân hàng có thể lên tới 17 tỷ euro, tương đươngvới tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Síp./.
(TTXVN)