Báo Nam Đức của Đức ra ngày 23/12 đưa tin một số nước Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đề xuất thiết lập cơ chế cứu trợ dài hạn trong khu vực, bao gồm việc thành lập một thể chế cho vay mới và độc lập.
Đề xuất do Đức soạn thảo và nhận được sự ủng hộ của Pháp, Phần Lan, Ireland và Hà Lan.
Theo văn bản của Chính phủ Đức mà báo Nam Đức tiếp cận được, thể chế mới mang tên Quỹ ổn định, tăng trưởng và đầu tư châu Âu. Quỹ này sẽ tồn tại song song, nhưng độc lập với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và có khả năng cho vay không hạn định.
Nhiệm vụ của quỹ mới là hỗ trợ những nước gặp khó khăn về tài chính trong Khu vực đồng euro. Những nước cần vay tiền từ quỹ mới phải tuân thủ một số điều kiện nghiêm ngặt, đồng thời phải có khả năng thế chấp bằng tài sản giá trị như vàng hoặc trái phiếu tư nhân.
Các "tác giả" quỹ mới dự định công bố đề xuất của họ tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) vào giữa tháng Giêng tới.
Tháng Năm vừa qua, EU đã lập quỹ cứu trợ ngắn hạn phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trị giá 1.000 tỷ USD sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp.
Đầu tháng này, các nhà lãnh đạo EU cũng đã nhất trí trên nguyên tắc về việc thiết lập cơ chế cứu trợ dài hạn để thay thế quỹ cứu trợ ngắn hạn, sẽ hết hiệu lực vào giữa năm 2013. Tuy nhiên, lãnh đạo EU cho đến nay chưa đạt đồng thuận về các chi tiết cụ thể liên quan cơ chế cứu trợ dài hạn./.
Đề xuất do Đức soạn thảo và nhận được sự ủng hộ của Pháp, Phần Lan, Ireland và Hà Lan.
Theo văn bản của Chính phủ Đức mà báo Nam Đức tiếp cận được, thể chế mới mang tên Quỹ ổn định, tăng trưởng và đầu tư châu Âu. Quỹ này sẽ tồn tại song song, nhưng độc lập với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và có khả năng cho vay không hạn định.
Nhiệm vụ của quỹ mới là hỗ trợ những nước gặp khó khăn về tài chính trong Khu vực đồng euro. Những nước cần vay tiền từ quỹ mới phải tuân thủ một số điều kiện nghiêm ngặt, đồng thời phải có khả năng thế chấp bằng tài sản giá trị như vàng hoặc trái phiếu tư nhân.
Các "tác giả" quỹ mới dự định công bố đề xuất của họ tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) vào giữa tháng Giêng tới.
Tháng Năm vừa qua, EU đã lập quỹ cứu trợ ngắn hạn phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trị giá 1.000 tỷ USD sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp.
Đầu tháng này, các nhà lãnh đạo EU cũng đã nhất trí trên nguyên tắc về việc thiết lập cơ chế cứu trợ dài hạn để thay thế quỹ cứu trợ ngắn hạn, sẽ hết hiệu lực vào giữa năm 2013. Tuy nhiên, lãnh đạo EU cho đến nay chưa đạt đồng thuận về các chi tiết cụ thể liên quan cơ chế cứu trợ dài hạn./.
(TTXVN/Vietnam+)