Đồng euro xuống giá so với đồng USD trong phiên giao dịch ngày 19/9 tại châu Á, sau khi các bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tại cuộc họp cuối tuần qua đã trì hoãn quyết định giải ngân khoản vay tiếp theo dành cho Hy Lạp.
Trong phiên giao dịch buổi chiều tại Singapore, đồng tiền châu Âu giảm xuống 1,3667 USD, so với 1,3797 USD tại New York vào cuối tuần trước và 105,13 yen, so với 106,41 yen. Trong khi đó, đồng USD tăng lên 76,925 yen, so với 76,77 yen.
Tại cuộc họp trên tại Ba Lan, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã quyết định trì hoãn quyết định về khoản vay tiếp theo trị giá 8 tỷ euro (11 tỷ USD) dành cho Hy Lạp cho tới tháng 10, khi nước này cần phải chứng minh rằng đang trong quá trình cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Sự trì hoãn này đã khiến đồng euro để mất những gì đã giành lại được vào cuối tuần trước, khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cùng với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và ngân hàng trung ương các nước Nhật Bản, Thụy Sỹ và Anh đồng ý phối hợp hành động trong việc cung cấp USD cho các ngân hàng châu Âu đang cần đồng bạc xanh.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner, người cũng tham dự cuộc họp trên, và người đồng cấp của Đức Wolfgang Schaeuble không đồng tình với cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu.
Giới phân tích cho rằng những bất đồng như vậy có thể ảnh hưởng đến những nỗ lực nhằm đi đến một hành động mang tính phối hợp để đẩy lùi cuộc khủng hoảng trước khi nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát và ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp trong hai ngày 20-21/9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, với nhận định FED sẽ thông báo về các biện pháp nới lỏng tiền tệ mới. Bên cạnh đó, họ cũng tập trung chú ý vào cuộc họp của G20 trong hai ngày sau đó xem liệu có khả năng nào về sự hợp tác hành động nhằm vực dậy niềm tin của thị trường hay không.
Trong phiên giao dịch cùng ngày, đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính khác của châu Á như đồng đôla Singapore, đồng won Hàn Quốc, đồng đôla Đài Loan, đồng rupiah Indonesia, đồng peso Philippines và đồng baht Thái Lan. Điều này được lý giải là do lo ngại khủng hoảng nợ ở châu Âu có thể khiến các nhà đầu tư tìm tới các tài sản an toàn hơn thay vì các tài sản ở các thị trường mới nổi./.
Trong phiên giao dịch buổi chiều tại Singapore, đồng tiền châu Âu giảm xuống 1,3667 USD, so với 1,3797 USD tại New York vào cuối tuần trước và 105,13 yen, so với 106,41 yen. Trong khi đó, đồng USD tăng lên 76,925 yen, so với 76,77 yen.
Tại cuộc họp trên tại Ba Lan, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã quyết định trì hoãn quyết định về khoản vay tiếp theo trị giá 8 tỷ euro (11 tỷ USD) dành cho Hy Lạp cho tới tháng 10, khi nước này cần phải chứng minh rằng đang trong quá trình cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Sự trì hoãn này đã khiến đồng euro để mất những gì đã giành lại được vào cuối tuần trước, khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cùng với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và ngân hàng trung ương các nước Nhật Bản, Thụy Sỹ và Anh đồng ý phối hợp hành động trong việc cung cấp USD cho các ngân hàng châu Âu đang cần đồng bạc xanh.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner, người cũng tham dự cuộc họp trên, và người đồng cấp của Đức Wolfgang Schaeuble không đồng tình với cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu.
Giới phân tích cho rằng những bất đồng như vậy có thể ảnh hưởng đến những nỗ lực nhằm đi đến một hành động mang tính phối hợp để đẩy lùi cuộc khủng hoảng trước khi nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát và ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp trong hai ngày 20-21/9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, với nhận định FED sẽ thông báo về các biện pháp nới lỏng tiền tệ mới. Bên cạnh đó, họ cũng tập trung chú ý vào cuộc họp của G20 trong hai ngày sau đó xem liệu có khả năng nào về sự hợp tác hành động nhằm vực dậy niềm tin của thị trường hay không.
Trong phiên giao dịch cùng ngày, đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính khác của châu Á như đồng đôla Singapore, đồng won Hàn Quốc, đồng đôla Đài Loan, đồng rupiah Indonesia, đồng peso Philippines và đồng baht Thái Lan. Điều này được lý giải là do lo ngại khủng hoảng nợ ở châu Âu có thể khiến các nhà đầu tư tìm tới các tài sản an toàn hơn thay vì các tài sản ở các thị trường mới nổi./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)