Trong phiên giao dịch 30/5, trên thị trường châu Á, đồng euro tiếp tục xuống giá, trước mối lo sợ ngày càng tăng về những "rắc rối" tài chính của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sau khi chi phí vay mượn của Tây Ban Nha tăng lên gần ngưỡng "nguy hiểm".
Cụ thể, chiều cùng ngày, tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,2467 USD và 99,05 yen, giảm so với các mức tương ứng 1,2503 USD và 99,39 yên trong phiên 29/5 tại New York và chạm gần đến mức thấp nhất trong hai năm so với "đồng bạc xanh".
Trong khi đồng USD không có nhiều thay đổi và được giao dịch ở mức 79,44 yen. Kengo Suzuki, chiến lược gia tiền tệ thuộc hãng Mizuho Securities, nhận định các nhà đầu tư không còn động lực để tiếp tục mua vào đồng euro, trong bối cảnh có nhiều tin tức tiêu cực về Eurozone như hiện nay.
Các ngân hàng Tây Ban Nha đang trở thành trung tâm chú ý, khi Madrid nỗ lực cứu ngân hàng Bankia khỏi các khoản nợ xấu. Điều này đang làm gia tăng gánh nặng nợ lên "xứ sở đấu Bò tót".
Theo Yuji Saito, Giám đốc phụ trách trao đổi ngoại hối của Credit Agricole Bank, có trụ sở tại Tokyo, giới giao dịch trên thị trường đang chờ đợi bình luận của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi về việc cứu trợ Bankia.
Trong khi đó, Nhật báo Phố Wall cho rằng ECB sẽ phản đối đề xuất này. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang "ngóng đợi" những biến động về tỷ giá giữa USD và yen, trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế, trong có có báo cáo về thị trường việc làm.
Chiến lược gia Masafumi Yamamoto của Barclays dự đoán đồng USD sẽ được trợ giúp nếu Chủ tịch chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại New York, William Dudley, đưa ra bình luận tiêu cực về sự cần thiết phải tiến hành thêm chương trình nới lỏng có định lượng.
Phiên này, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền châu Á khác. "Đồng bạc xanh" giảm giá so với đồng won (Hàn Quốc) và đồng peso (Philippines), song lại giảm giá so với đồng baht (Thái Lan), đồng TWD (Đài Loan), đồng SGD (Singapore) và đồng rupiah (Indonesia)./.
Cụ thể, chiều cùng ngày, tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,2467 USD và 99,05 yen, giảm so với các mức tương ứng 1,2503 USD và 99,39 yên trong phiên 29/5 tại New York và chạm gần đến mức thấp nhất trong hai năm so với "đồng bạc xanh".
Trong khi đồng USD không có nhiều thay đổi và được giao dịch ở mức 79,44 yen. Kengo Suzuki, chiến lược gia tiền tệ thuộc hãng Mizuho Securities, nhận định các nhà đầu tư không còn động lực để tiếp tục mua vào đồng euro, trong bối cảnh có nhiều tin tức tiêu cực về Eurozone như hiện nay.
Các ngân hàng Tây Ban Nha đang trở thành trung tâm chú ý, khi Madrid nỗ lực cứu ngân hàng Bankia khỏi các khoản nợ xấu. Điều này đang làm gia tăng gánh nặng nợ lên "xứ sở đấu Bò tót".
Theo Yuji Saito, Giám đốc phụ trách trao đổi ngoại hối của Credit Agricole Bank, có trụ sở tại Tokyo, giới giao dịch trên thị trường đang chờ đợi bình luận của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi về việc cứu trợ Bankia.
Trong khi đó, Nhật báo Phố Wall cho rằng ECB sẽ phản đối đề xuất này. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang "ngóng đợi" những biến động về tỷ giá giữa USD và yen, trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế, trong có có báo cáo về thị trường việc làm.
Chiến lược gia Masafumi Yamamoto của Barclays dự đoán đồng USD sẽ được trợ giúp nếu Chủ tịch chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại New York, William Dudley, đưa ra bình luận tiêu cực về sự cần thiết phải tiến hành thêm chương trình nới lỏng có định lượng.
Phiên này, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền châu Á khác. "Đồng bạc xanh" giảm giá so với đồng won (Hàn Quốc) và đồng peso (Philippines), song lại giảm giá so với đồng baht (Thái Lan), đồng TWD (Đài Loan), đồng SGD (Singapore) và đồng rupiah (Indonesia)./.
Trà My (TTXVN)