Liên minh châu Âu (EU) dự định áp lệnh cấm vận cung cấp vũ khí, khí tài và các phương tiện hai mục đích sử dụng cho Ai Cập.
Theo nguồn tin ngoại giao cấp cao của EU ngày 19/8, với biện pháp này, EU muốn phát đi với chính quyền Ai Cập một tín hiệu kiên quyết rằng bạo lực phải được chấm dứt ngay lập tức.
Quyết định cuối cùng về lệnh cấm vận sẽ được các bộ trưởng ngoại giao EU đưa ra tại cuộc họp khẩn cấp trong tuần này.
Tuy nhiên, các phương án cụ thể của lệnh cấm vận cũng như các biện pháp gây sức ép lên tình hình Ai Cập đã được bàn thảo tại cuộc họp kỹ thuật Ủy ban chính trị và an ninh EU ở cấp đại diện thường trực 28 nước thành viên, diễn ra ngày 19/8 tại Brussels, Bỉ.
Các nước hàng đầu trong EU, bao gồm Đức, Pháp, Anh và Italy đã tuyên bố ngừng cung cấp vũ khí cho Ai Cập, tuy nhiên hiện còn chưa có một quyết định đồng thuận trong cả tổ chức.
Đồng thời, EU cũng kêu gọi Mỹ, nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho Ai Cập, dừng các hoạt động cung cấp, tuy nhiên Washington đã từ chối.
[Mỹ vẫn bất đồng khoản viện trợ quân sự cho Ai Cập]
Cũng theo nguồn tin ngoại giao trên, EU tạm thời không có kế hoạch ngừng các chương trình viện trợ phát triển kinh tế, ủng hộ các thể chế dân chủ và xã hội dân sự cho Ai Cập.
Từ năm 2011 đến hết năm 2013, Ai Cập đã nhận 449 triệu euro cho các chương trình này. Tuy nhiên, EU có thể sử dụng việc tiếp tục giải ngân gói viện trợ cam kết trị giá khoảng 5 tỷ euro như một điều kiện để Chính phủ Ai Cập phải dừng các hoạt động vũ trang, ấn định ngày bầu cử, điều tra những cái chết của người dân trong các đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.
Trong tuần qua, tất cả lãnh đạo các thể chế của EU, trong đó có Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz và Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Catherine Ashton đều đã có những phát biểu khẳng định EU dự định "xem xét lại" quan hệ của EU với Ai Cập sau những bùng phát bạo loạn tại nước này.
Căng thẳng đang gia tăng mạnh tại Ai Cập kể từ khi lực lượng an ninh nước này giải tán hai lán trại biểu tình ngồi của những người ủng hộ Tổng thống Mohamed Morsi hôm 14/8, khiến khoảng 700 người thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương./.
Theo nguồn tin ngoại giao cấp cao của EU ngày 19/8, với biện pháp này, EU muốn phát đi với chính quyền Ai Cập một tín hiệu kiên quyết rằng bạo lực phải được chấm dứt ngay lập tức.
Quyết định cuối cùng về lệnh cấm vận sẽ được các bộ trưởng ngoại giao EU đưa ra tại cuộc họp khẩn cấp trong tuần này.
Tuy nhiên, các phương án cụ thể của lệnh cấm vận cũng như các biện pháp gây sức ép lên tình hình Ai Cập đã được bàn thảo tại cuộc họp kỹ thuật Ủy ban chính trị và an ninh EU ở cấp đại diện thường trực 28 nước thành viên, diễn ra ngày 19/8 tại Brussels, Bỉ.
Các nước hàng đầu trong EU, bao gồm Đức, Pháp, Anh và Italy đã tuyên bố ngừng cung cấp vũ khí cho Ai Cập, tuy nhiên hiện còn chưa có một quyết định đồng thuận trong cả tổ chức.
Đồng thời, EU cũng kêu gọi Mỹ, nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho Ai Cập, dừng các hoạt động cung cấp, tuy nhiên Washington đã từ chối.
[Mỹ vẫn bất đồng khoản viện trợ quân sự cho Ai Cập]
Cũng theo nguồn tin ngoại giao trên, EU tạm thời không có kế hoạch ngừng các chương trình viện trợ phát triển kinh tế, ủng hộ các thể chế dân chủ và xã hội dân sự cho Ai Cập.
Từ năm 2011 đến hết năm 2013, Ai Cập đã nhận 449 triệu euro cho các chương trình này. Tuy nhiên, EU có thể sử dụng việc tiếp tục giải ngân gói viện trợ cam kết trị giá khoảng 5 tỷ euro như một điều kiện để Chính phủ Ai Cập phải dừng các hoạt động vũ trang, ấn định ngày bầu cử, điều tra những cái chết của người dân trong các đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.
Trong tuần qua, tất cả lãnh đạo các thể chế của EU, trong đó có Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz và Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Catherine Ashton đều đã có những phát biểu khẳng định EU dự định "xem xét lại" quan hệ của EU với Ai Cập sau những bùng phát bạo loạn tại nước này.
Căng thẳng đang gia tăng mạnh tại Ai Cập kể từ khi lực lượng an ninh nước này giải tán hai lán trại biểu tình ngồi của những người ủng hộ Tổng thống Mohamed Morsi hôm 14/8, khiến khoảng 700 người thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương./.
(TTXVN)