Ngày 13/4, đoàn công tác hỗn hợp của Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có mặt tại Lisbon để tiến hành các cuộc thảo luận kỹ thuật chi tiết về các yêu cầu điều chỉnh cơ cấu và thắt chặt chi tiêu để Bồ Đào Nha được nhận gói cứu trợ dự kiến trị giá khoảng 80 tỷ euro.
Theo trang tin EUobsever, các phiên làm việc của đoàn công tác, bao gồm các cuộc đàm phán với quan chức Bồ Đào Nha, sẽ không được công bố cho công chúng và đoàn công tác cũng sẽ không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về các cuộc thương thảo này.
Kết quả thanh tra thực tế tình hình của đoàn công tác cũng như kết quả thương thuyết với giới chức địa phương sẽ được sử dụng để phục vụ các cuộc đàm phán giữa Đảng Xã hội đang điều hành chính quyền của Thủ tướng Jose Socrates và một số đảng đối lập với mục đích phải đạt được sự đồng thuận giữa các đảng phái này về điều kiện của gói cứu trợ.
Sự đồng thuận của các đảng phái chính trị này sau đó còn phải được các bộ trưởng tài chính của EU phê chuẩn vào ngày 16/5, trước cuộc bầu cử ngày 5/6 của Bồ Đào Nha. Các biện pháp cứng rắn sẽ được áp dụng sau ba đợt siết chặt chi tiêu được chính quyền của Thủ tướng Socrates thực hiện trong năm vừa qua.
Đã quá quen với những lời chỉ trích từ IMF, song, sự trở lại của phái đoàn công tác từ Brussels, Washington và Frankfurt đã gây ra nỗi thất vọng sâu sắc trong dân chúng, gợi lại ký ức về 2 lần cứu trợ khẩn cấp của IMF đối với đất nước này - lần đầu tiên là chương trình cứu trợ kéo dài 1 năm vào năm 1978 và lần thứ hai là chương trình cứu trợ kéo dài 2 năm trong giai đoạn 1983-1985.
EU và IMF đã tuyên bố gói cứu trợ lần này sẽ đi kèm với các "điều kiện cứng rắn" bao gồm tiếp tục cắt giảm chi tiêu công, tư nhân hóa và tăng thuế. Chi tiết của các điều khoản cho gói cứu trợ chưa được quyết định, song một bản báo cáo chuyên đề của các chuyên viên IMF công bố tháng 11/2010 tóm tắt các yêu cầu then chốt của IMF về điều kiện chính sách đối với từng quốc gia trong số 17 quốc gia thuộc khu vực đồng euro cũng có thể cho thấy những đòi hỏi mà nhà cho vay quốc tế này sẽ đưa ra.
Các khuyến nghị khắt khe của tổ chức này đối với 2 quốc gia khác thuộc khu vực đồng euro có chung hoàn cảnh với Bồ Đào Nha-Ireland và Hy Lạp - đang được thực hiện.
Dublin đã thực hiện yêu cầu cắt giảm mức lương tối thiểu và mức trợ cấp thất nghiệp trong khi Athens đã và đang nỗ lực tự do hóa các quy định pháp luật điều chỉnh một loạt ngành nghề và đang tìm cách tư nhân hóa cơ sở hạ tầng giao thông.
Đối với Bồ Đào Nha, đơn thuốc của IMF tập trung vào các điều chỉnh căn bản trong thị trường lao động, cụ thể liên quan đến các thay đổi về thỏa ước tập thể về tiền lương và cắt giảm các điều khoản bảo vệ người lao động. IMF khuyến nghị thỏa thuận về tiền lương chỉ nên giới hạn tại cấp độ từng doanh nghiệp riêng rẽ, thay vì thông qua một tổ chức cấp trung ương của nghiệp đoàn của từng ngành công nghiệp.
Báo cáo của IMF cũng khuyến nghị Bồ Đào Nha tìm cách cắt giảm trợ cấp mất việc, hiện nay được quy định ở mức cao hơn so với mức bình quân trong EU, áp dụng cho cả hai trường hợp sa thải hợp lý và không hợp lý. Báo cáo trên nhận xét rằng các điều khoản bảo vệ việc làm cho các lao động trong biên chế cần phải được "nới lỏng" cho ngang bằng với mức độ bảo đảm việc làm cho lao động tạm thời. Ngoài ra, các liều thuốc khác trong "đơn thuốc" của IMF bao gồm các quy định về giờ làm việc cần phải nới lỏng; quy định về giám sát hiệu quả của các doanh nghiệp công cần phải mở rộng; và một môi trường kinh doanh thân thiện hơn với doanh nghiệp cần phải được khuyến khích phát triển, bao gồm cả việc đơn giản hóa thủ tục cấp phép kinh doanh.
Tuy nhiên, từ thực tế đã diễn ra cả với Ireland và Hy Lạp, có thể thấy các điều kiện của gói cứu trợ mà EU-IMF dành cho hai nước này thậm chí còn khắt khe hơn so với các khuyến nghị trong bản báo cáo định hướng chính sách. Và, chắc chắn điều này cũng sẽ diễn ra với Bồ Đào Nha./.
Theo trang tin EUobsever, các phiên làm việc của đoàn công tác, bao gồm các cuộc đàm phán với quan chức Bồ Đào Nha, sẽ không được công bố cho công chúng và đoàn công tác cũng sẽ không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về các cuộc thương thảo này.
Kết quả thanh tra thực tế tình hình của đoàn công tác cũng như kết quả thương thuyết với giới chức địa phương sẽ được sử dụng để phục vụ các cuộc đàm phán giữa Đảng Xã hội đang điều hành chính quyền của Thủ tướng Jose Socrates và một số đảng đối lập với mục đích phải đạt được sự đồng thuận giữa các đảng phái này về điều kiện của gói cứu trợ.
Sự đồng thuận của các đảng phái chính trị này sau đó còn phải được các bộ trưởng tài chính của EU phê chuẩn vào ngày 16/5, trước cuộc bầu cử ngày 5/6 của Bồ Đào Nha. Các biện pháp cứng rắn sẽ được áp dụng sau ba đợt siết chặt chi tiêu được chính quyền của Thủ tướng Socrates thực hiện trong năm vừa qua.
Đã quá quen với những lời chỉ trích từ IMF, song, sự trở lại của phái đoàn công tác từ Brussels, Washington và Frankfurt đã gây ra nỗi thất vọng sâu sắc trong dân chúng, gợi lại ký ức về 2 lần cứu trợ khẩn cấp của IMF đối với đất nước này - lần đầu tiên là chương trình cứu trợ kéo dài 1 năm vào năm 1978 và lần thứ hai là chương trình cứu trợ kéo dài 2 năm trong giai đoạn 1983-1985.
EU và IMF đã tuyên bố gói cứu trợ lần này sẽ đi kèm với các "điều kiện cứng rắn" bao gồm tiếp tục cắt giảm chi tiêu công, tư nhân hóa và tăng thuế. Chi tiết của các điều khoản cho gói cứu trợ chưa được quyết định, song một bản báo cáo chuyên đề của các chuyên viên IMF công bố tháng 11/2010 tóm tắt các yêu cầu then chốt của IMF về điều kiện chính sách đối với từng quốc gia trong số 17 quốc gia thuộc khu vực đồng euro cũng có thể cho thấy những đòi hỏi mà nhà cho vay quốc tế này sẽ đưa ra.
Các khuyến nghị khắt khe của tổ chức này đối với 2 quốc gia khác thuộc khu vực đồng euro có chung hoàn cảnh với Bồ Đào Nha-Ireland và Hy Lạp - đang được thực hiện.
Dublin đã thực hiện yêu cầu cắt giảm mức lương tối thiểu và mức trợ cấp thất nghiệp trong khi Athens đã và đang nỗ lực tự do hóa các quy định pháp luật điều chỉnh một loạt ngành nghề và đang tìm cách tư nhân hóa cơ sở hạ tầng giao thông.
Đối với Bồ Đào Nha, đơn thuốc của IMF tập trung vào các điều chỉnh căn bản trong thị trường lao động, cụ thể liên quan đến các thay đổi về thỏa ước tập thể về tiền lương và cắt giảm các điều khoản bảo vệ người lao động. IMF khuyến nghị thỏa thuận về tiền lương chỉ nên giới hạn tại cấp độ từng doanh nghiệp riêng rẽ, thay vì thông qua một tổ chức cấp trung ương của nghiệp đoàn của từng ngành công nghiệp.
Báo cáo của IMF cũng khuyến nghị Bồ Đào Nha tìm cách cắt giảm trợ cấp mất việc, hiện nay được quy định ở mức cao hơn so với mức bình quân trong EU, áp dụng cho cả hai trường hợp sa thải hợp lý và không hợp lý. Báo cáo trên nhận xét rằng các điều khoản bảo vệ việc làm cho các lao động trong biên chế cần phải được "nới lỏng" cho ngang bằng với mức độ bảo đảm việc làm cho lao động tạm thời. Ngoài ra, các liều thuốc khác trong "đơn thuốc" của IMF bao gồm các quy định về giờ làm việc cần phải nới lỏng; quy định về giám sát hiệu quả của các doanh nghiệp công cần phải mở rộng; và một môi trường kinh doanh thân thiện hơn với doanh nghiệp cần phải được khuyến khích phát triển, bao gồm cả việc đơn giản hóa thủ tục cấp phép kinh doanh.
Tuy nhiên, từ thực tế đã diễn ra cả với Ireland và Hy Lạp, có thể thấy các điều kiện của gói cứu trợ mà EU-IMF dành cho hai nước này thậm chí còn khắt khe hơn so với các khuyến nghị trong bản báo cáo định hướng chính sách. Và, chắc chắn điều này cũng sẽ diễn ra với Bồ Đào Nha./.
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)