EU-Trung Quốc hợp tác phát triển mạng siêu tốc độ cao 5G

Ủy ban châu Âu (EC) và Trung Quốc, ngày 28/9 đã đạt được thỏa thuận hợp tác phát triển mạng kết nối dữ liệu không dây siêu tốc độ cao thế hệ 5 hay còn gọi là mạng 5G.
EU-Trung Quốc hợp tác phát triển mạng siêu tốc độ cao 5G ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: linkedin.com)

Ủy ban châu Âu (EC) và Trung Quốc, ngày 28/9 đã đạt được thỏa thuận hợp tác phát triển mạng kết nối dữ liệu không dây siêu tốc độ cao thế hệ 5 hay còn gọi là mạng 5G.

Theo các điều khoản của thỏa thuận, hai bên cam kết sẽ chia sẻ các kết quả nghiên cứu và cùng làm việc để hướng tới chuẩn hóa kết nối 5G.

Hai bên cũng khẳng định họ sẽ cho phép bên thứ ba được tiếp cận với nguồn vốn và các thành viên liên minh nghiên cứu 5G ở Trung Quốc và EU.

Cũng theo thỏa thuận, Hiệp hội 5G PPP của EU và Hiệp hội xúc tiến IMT-2020 (5G) của Trung Quốc sẽ cùng hợp tác đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G.

Các bên tham gia liên minh nghiên cứu cam kết nâng tỷ lệ truyền phát dữ liệu tốc độ cao lên mức 20 gigabyt/giây, giúp mạng không dây 5G bỏ xa chuẩn 4G hiện tại, đang cung cấp tốc độ truyền dẫn dữ liệu tối đa lên 1 gigabit/giây.

Mạng 5G được kỳ vọng sẽ đưa vào cung cấp dịch vụ vào khoảng năm 2020. Tuy nhiên, khoảng thời gian 5 năm tới sẽ là thách thức với một số quốc gia và nhà mạng di động khi họ vẫn đang chật vật phủ sóng mạng 4G. Việc hợp tác giữa châu Âu và các quốc gia khác có sẽ giúp thúc đẩy quá trình trên.

5G được cho là điểm mấu chốt quan trọng của xu hướng công nghệ di động "Internet of Things," - ý tưởng kết nối mọi thứ với mạng Internet như ôtô, nhà, các đồ gia dụng, theo dõi sức khỏe, thiết bị có thể đeo và nhiều thứ khác.

Theo Ủy ban châu Âu, ưóc tính đến 2020, lưu lượng truy cập Internet di động sẽ gấp 30 lần so với năm 2010 trong khi xu hướng kết nối tất cả các thiết bị sẽ yêu cầu mạng di động tốc độ cao cùng với một luồng lưu lượng dữ liệu khổng lồ.

Thỏa thuận mới nhất giữa Ủy ban châu Âu và Trung Quốc có nội dung tương tự các thỏa thuận giữa Ủy ban châu Âu với Hàn Quốc vào tháng 6/2014, với Nhật Bản vào tháng 5/2015.

Ủy ban châu Âu cũng thông qua Chương trình Horizon 2020 của mình, dành 700 triệu euro ( 7,81 triệu USD) để nghiên cứu công nghệ 5G.

Châu Á đang đi trước châu Âu và Hoa Kỳ trong hoạt động 4G - theo số liệu công bố tuần trước từ OpenSignal, một ứng dụng các bản đồ phủ sóng di động. Hàn Quốc, Nhật Bản và Hong Kong là ba thị trường hàng đầu phủ sóng mạng 4G, trong khi Mỹ và nhiều nước châu Âu theo sát phía sau.

Châu Âu muốn đảm bảo rằng họ không bị tụt hậu trong cuộc đua nghiên cứu, phát triển mạng 5G bằng cách tiếp cận chương trình quảng bá họ là khu vực đang đi đầu trong việc phát triển mạng dữ liệu di động siêu tốc độ cao này.

"5G sẽ là xương sống của nền kinh tế kỹ thuật số và các xã hội của chúng tôi," Cao ủy EU phụ trách khoa học công nghệ, Günther Oettinger cho biết trong một tuyên bố. "Đây là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ và tìm kiếm một thỏa thuận toàn cầu và hợp tác về 5G.

Với việc ký kết thỏa thuận ngày hôm nay với Trung Quốc, EU hiện đã hợp tác với các đối tác châu Á quan trọng nhất trong một cuộc chạy đua toàn cầu để làm cho 5G thành hiện thực vào năm 2020. Đó là một bước quan trọng trong việc phát triển thành công 5G"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục