Ngày 14/11, Văn phòng Tổng thống Ai Cập cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói hỗ trợ tài chính trị giá 5 tỷ euro cho Ai Cập nhằm vực dậy nền kinh tế nước này sau các tác động của làn sóng biểu tình lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak năm 2011.
Ngân hàng Đầu tư châu Âu sẽ trao cho Ai Cập 2 tỷ euro, và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu sẽ cung cấp thêm 2 tỷ euro, trong khi các nước EU đóng góp 1 tỷ euro.
Văn phòng Tổng thống đưa ra thông báo trên sau khi Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi gặp Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Catherine Ashton tại Cairo.
Tuyên bố của Văn phòng trên nhấn mạnh: "Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy sự hỗ trợ của EU đối với quá trình phát triển của Ai Cập."
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mumtaz Said cho biết Ai Cập có thể đạt được một thỏa thuận cho vay trị giá 4,5 tỷ USD với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 12 tới.
Sau một chuyến thăm của Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde hồi tháng Tám, các quan chức đã bắt đầu làm việc về một kế hoạch nhằm hỗ trợ kinh tế cho Ai Cập.
Bất ổn chính trị đã ảnh hưởng xấu tới các khoản thu chính của Ai Cập, là du lịch, và làm sụt giảm đầu tư nước ngoài vào nước này, từ đó làm trầm trọng hơn thâm hụt ngân sách và khiến xung đột xã hội lan rộng./.
Ngân hàng Đầu tư châu Âu sẽ trao cho Ai Cập 2 tỷ euro, và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu sẽ cung cấp thêm 2 tỷ euro, trong khi các nước EU đóng góp 1 tỷ euro.
Văn phòng Tổng thống đưa ra thông báo trên sau khi Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi gặp Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Catherine Ashton tại Cairo.
Tuyên bố của Văn phòng trên nhấn mạnh: "Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy sự hỗ trợ của EU đối với quá trình phát triển của Ai Cập."
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mumtaz Said cho biết Ai Cập có thể đạt được một thỏa thuận cho vay trị giá 4,5 tỷ USD với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 12 tới.
Sau một chuyến thăm của Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde hồi tháng Tám, các quan chức đã bắt đầu làm việc về một kế hoạch nhằm hỗ trợ kinh tế cho Ai Cập.
Bất ổn chính trị đã ảnh hưởng xấu tới các khoản thu chính của Ai Cập, là du lịch, và làm sụt giảm đầu tư nước ngoài vào nước này, từ đó làm trầm trọng hơn thâm hụt ngân sách và khiến xung đột xã hội lan rộng./.
(TTXVN)