EU tham vấn về gói trừng phạt mới đối với Nga: Sẽ hạn chế nhập khí đốt?

Ba Lan cùng một nhóm các nước Scandinavia và Baltic đã đệ trình đề xuất cho gói trừng phạt thứ 16, trong đó yêu cầu hạn chế nhập khẩu khí đốt và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.

Điểm xuất phát của hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 ở Ust-Luga, Nga. (Ảnh: Bloomberg/TTXVN)
Điểm xuất phát của hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 ở Ust-Luga, Nga. (Ảnh: Bloomberg/TTXVN)

Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sẽ bắt đầu tham vấn với các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) về gói trừng phạt thứ 16 đối với Nga vào ngày 14/1.

Ba Lan, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, muốn một gói trừng phạt mới được thông qua đúng vào ngày kỷ niệm ba năm ngày nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine, cụ thể là ngày 24/2/2025.

Tuy nhiên, việc chuẩn bị một gói trừng phạt mới có thể sẽ gặp phải một số khó khăn, vì các nhà ngoại giao EU tin rằng EC đã đạt đến một “mức trần” nhất định trong việc đưa ra quyết định trừng phạt. Ngoài ra, dự kiến sẽ có sự phản đối từ các quốc gia như Hungary và Slovakia.

Do đó, EC cũng đang xem xét, cùng các biện pháp khác, các hạn chế có tác dụng tương tự như lệnh trừng phạt nhưng không đòi hỏi sự nhất trí trong quá trình ra quyết định, chẳng hạn như tăng thuế đối với một số mặt hàng nông sản từ Nga và Belarus.

Ba Lan cùng một nhóm các nước Scandinavia và Baltic đã đệ trình đề xuất cho gói trừng phạt thứ 16. Đặc biệt, các nước này yêu cầu hạn chế nhập khẩu khí đốt và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.

Các nước này cũng muốn lệnh trừng phạt được mở rộng tới cái gọi là “đội tàu bóng tối” của Nga, tức những tàu thuyền bị coi là vận chuyển dầu bất hợp pháp của Nga. Cho đến nay, gói trừng phạt thứ 15 của EU, theo đánh giá của liên minh này, chỉ áp đặt trừng phạt đối với 72 trong số 600 tàu trong đội tàu này.

Ngoài ra, đề xuất mới cũng kêu gọi cấm hợp tác với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Các phương tiện xếp hàng chờ qua cửa khẩu Nuijamaa ở Lappeenranta, biên giới Phần Lan-Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phần Lan duy trì đóng cửa biên giới với Nga

Phần Lan tiếp tục đóng cửa biên giới với Nga và gia hạn một đạo luật gây tranh cãi, cho phép lực lượng biên phòng từ chối người xin tị nạn trong một số trường hợp nhất định.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trong một cuộc họp báo ở Moskva. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nga nêu quan điểm về kế hoạch gia nhập EU của Armenia

Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh Armenia không thể đồng thời là thành viên của cả Liên minh Kinh tế Á-Âu và EU. Armenia vốn là đồng minh thân cận của Nga, nhưng trong những năm gần đây đã xích lại gần hơn với phương Tây.