Trong một thông báo mới đây, Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực thám hiểm không gian và công nghệ.
Tuy nhiên, một chuyên gia trong lĩnh vực này nhận định Trung Quốc đã nhanh chóng bắt kịp EU và trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực này.
Ủy viên công nghiệp EU, ông Antonio Tajani nhận định, những sáng kiến trong lĩnh vực vũ trụ cần là một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của EU và việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc ngày càng quan trọng. EU tuyên bố muốn phát triển hợp tác với "người khổng lồ châu Á" trong lĩnh vực định vị vệ tinh.
Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay đầu tiên có người lái vào năm 2003 và có kế hoạch sang năm 2012 sẽ đặt chân lên Mặt Trăng với thiết bị điều khiển tự động (không người lái) và sau đó sẽ thiết lập một trạm không gian.
Trung Quốc đã vươn lên vị trí của một "đại gia" trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, trong khi EU để "mất thế" khi các cuộc tranh cãi kéo dài liên quan tới hệ thống định vị tinh Galileo. Hiện Ủy ban châu Âu (EC) mong muốn thúc đẩy ngành công nghiệp này để tăng GDP. Ông Tajani khẳng định vũ trụ là ngành công nghiệp chiến lược của châu Âu, giúp kiến tạo việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Jonathan Holslaf, một nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc hiện đại nhận định, trong mối quan hệ EU-Trung Quốc, "cạnh tranh sẽ nhiều hơn là hợp tác."
Mặc dù châu Âu vẫn đi đầu trong nhiều lĩnh vực, họ cũng nhận thấy hợp tác quốc tế là cần thiết để đảm bảo tương lai của châu lục. Hiện ngành công nghiệp vũ trụ của EU đạt doanh thu 7,7 tỷ USD. EU dự báo thị trường hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu sẽ đạt doanh thu 342 tỷ USD/năm trong 10 năm tới./.
Tuy nhiên, một chuyên gia trong lĩnh vực này nhận định Trung Quốc đã nhanh chóng bắt kịp EU và trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực này.
Ủy viên công nghiệp EU, ông Antonio Tajani nhận định, những sáng kiến trong lĩnh vực vũ trụ cần là một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của EU và việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc ngày càng quan trọng. EU tuyên bố muốn phát triển hợp tác với "người khổng lồ châu Á" trong lĩnh vực định vị vệ tinh.
Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay đầu tiên có người lái vào năm 2003 và có kế hoạch sang năm 2012 sẽ đặt chân lên Mặt Trăng với thiết bị điều khiển tự động (không người lái) và sau đó sẽ thiết lập một trạm không gian.
Trung Quốc đã vươn lên vị trí của một "đại gia" trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, trong khi EU để "mất thế" khi các cuộc tranh cãi kéo dài liên quan tới hệ thống định vị tinh Galileo. Hiện Ủy ban châu Âu (EC) mong muốn thúc đẩy ngành công nghiệp này để tăng GDP. Ông Tajani khẳng định vũ trụ là ngành công nghiệp chiến lược của châu Âu, giúp kiến tạo việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Jonathan Holslaf, một nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc hiện đại nhận định, trong mối quan hệ EU-Trung Quốc, "cạnh tranh sẽ nhiều hơn là hợp tác."
Mặc dù châu Âu vẫn đi đầu trong nhiều lĩnh vực, họ cũng nhận thấy hợp tác quốc tế là cần thiết để đảm bảo tương lai của châu lục. Hiện ngành công nghiệp vũ trụ của EU đạt doanh thu 7,7 tỷ USD. EU dự báo thị trường hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu sẽ đạt doanh thu 342 tỷ USD/năm trong 10 năm tới./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)