Ngày 19/7, Liên minh châu Âu (EU) đã siết chặt quy định về xử lý rác thải hạt nhân, theo đó áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt đối với hoạt động xuất khẩu loại chất thải này ra khỏi biên giới EU.
Theo chỉ thị mới, đến năm 2015, chính phủ các nước EU sẽ phải công bố kế hoạch xử lý rác thải từ các lò phản ứng hạt nhân cũng như các nguồn khác như sản xuất điện, y tế, nghiên cứu, công nghiệp và nông nghiệp. Các chính phủ cũng phải ấn định thời gian biểu xây dựng các cơ sở chứa rác thải hạt nhân.
Thông tin về nhiên liệu đã qua sử dụng và quản lý chất thải phóng xạ phải được công bố trong dân chúng, đồng thời người dân ở những vùng gần các cơ sở chứa rác thải phải được tham gia quá trình hoạch định chính sách liên quan.
Chỉ thị mới vẫn cho phép các nước EU xuất khẩu chất thải phóng xạ, nhưng phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt hơn và chỉ được đưa đến những nước có địa điểm chôn cất sâu dưới lòng đất. EU cấm xuất khẩu chất thải phóng xạ sang châu Phi, các nước ở vùng Caribe, Thái Bình Dương và Nam cực.
Ủy viên EU phụ trách vấn đề năng lượng Guenther Oettinger cho biết động thái trên là một thành tựu lớn về an toàn hạt nhân trong EU vì sau nhiều năm không hành động, lần đầu tiên EU đã quyết định dứt khoát về xử lý chất thải hạt nhân.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch đảng Xanh trong Nghị viện châu Âu (EP) Rebecca Harms cho rằng chỉ thị trên là chưa đủ khi cho phép đẩy vấn đề chất thải hạt nhân của EU cho các nước khác.
EU có 143 lò phản ứng hạt nhân ở 14 trong số 23 nước thành viên của khối này, nhưng hầu hết các nước EU cho đến nay vẫn chưa có cơ sở chứa rác thải hạt nhân.
Ủy ban châu Âu (EC) từng đề xuất cấm triệt để xuất khẩu chất thải hạt nhân và đề xuất này đã được EP thông qua tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, các chính phủ EU có tiếng nói quyết định về vấn đề này./.
Theo chỉ thị mới, đến năm 2015, chính phủ các nước EU sẽ phải công bố kế hoạch xử lý rác thải từ các lò phản ứng hạt nhân cũng như các nguồn khác như sản xuất điện, y tế, nghiên cứu, công nghiệp và nông nghiệp. Các chính phủ cũng phải ấn định thời gian biểu xây dựng các cơ sở chứa rác thải hạt nhân.
Thông tin về nhiên liệu đã qua sử dụng và quản lý chất thải phóng xạ phải được công bố trong dân chúng, đồng thời người dân ở những vùng gần các cơ sở chứa rác thải phải được tham gia quá trình hoạch định chính sách liên quan.
Chỉ thị mới vẫn cho phép các nước EU xuất khẩu chất thải phóng xạ, nhưng phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt hơn và chỉ được đưa đến những nước có địa điểm chôn cất sâu dưới lòng đất. EU cấm xuất khẩu chất thải phóng xạ sang châu Phi, các nước ở vùng Caribe, Thái Bình Dương và Nam cực.
Ủy viên EU phụ trách vấn đề năng lượng Guenther Oettinger cho biết động thái trên là một thành tựu lớn về an toàn hạt nhân trong EU vì sau nhiều năm không hành động, lần đầu tiên EU đã quyết định dứt khoát về xử lý chất thải hạt nhân.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch đảng Xanh trong Nghị viện châu Âu (EP) Rebecca Harms cho rằng chỉ thị trên là chưa đủ khi cho phép đẩy vấn đề chất thải hạt nhân của EU cho các nước khác.
EU có 143 lò phản ứng hạt nhân ở 14 trong số 23 nước thành viên của khối này, nhưng hầu hết các nước EU cho đến nay vẫn chưa có cơ sở chứa rác thải hạt nhân.
Ủy ban châu Âu (EC) từng đề xuất cấm triệt để xuất khẩu chất thải hạt nhân và đề xuất này đã được EP thông qua tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, các chính phủ EU có tiếng nói quyết định về vấn đề này./.
(TTXVN/Vietnam+)