Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, chiều 25/4, trong khuôn khổ chương trình làm việc tại thủ đô Brussels, Bỉ, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã có buổi làm việc với ông Mato Adrover, Chủ tịch Ủy ban Nghề cá Nghị viện châu Âu.
Tại cuộc trao đổi, ông Vũ Văn Tám nhấn mạnh quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) trong những năm qua đã phát triển tích cực và đang hướng tới sự phát triển sâu rộng hơn trong thời gian tới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Ông cho biết Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của Ủy ban Nghề cá Nghị viện châu Âu đã tạo điều kiện để sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu ngày càng tăng và bày tỏ hy vọng EU sẽ trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng nhấn mạnh những thách thức mà nghề cá của Việt Nam đang phải đối mặt và khẳng định việc ứng dụng các chứng chỉ tiên tiến là mục tiêu của Việt Nam, nhưng điều này sẽ khiến giá cả gia tăng và tác động đến thị trường tiêu thụ.
Về chế biến xuất khẩu, thủy sản của Việt Nam chủ yếu dành cho xuất khẩu nên theo Thứ trưởng Vũ VănTám, khó khăn lớn nhất hiện nay là thông tin tuyên truyền tới các nước tiêu thụ và những nước nhập khẩu về những sự cố gắng và những hành động thiết thực của ngành thủy sản Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng nuôi trồng.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã đưa ra một số đề xuất cụ thể nhằm tăng cường sự hợp tác giữa Việt Nam và Ủy ban Nghề cá Nghị viện châu Âu như tăng cường đối thoại và trao đổi thông tin, mong muốn nhận được sự trợ giúp về kỹ thuật và tư vấn từ Ủy ban đối với sự phát triển của nghề cá Việt Nam, tạo điều kiện cho thủy sản Việt Nam tiếp cận công nghệ khoa học tiên tiến trong sản xuất, xuất khẩu và giải quyết những vướng mắc tồn tại khi Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU.
Ông cũng đề nghị Ủy ban tạo điều kiện giúp Việt Nam và cùng Việt Nam chủ trì hội thảo vào năm 2013 để đánh giá tác động của các quy chế 1005 và 2008 tới ngành thủy sản với sự tham gia của 9 nước ASEAN cùng với Australia và New Guinea.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám bày tỏ mong muốn có sự tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Nghề cá và cơ quản quản lý chất lượng nông sản của Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản nói riêng và nông sản nói chung của Việt Nam vào được thị trường của EU với chi phí và giá thành thấp nhất.
Về phần mình, ông Mato Adrover cảm ơn Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về ngành thủy sản Việt Nam và khẳng định Việt Nam và EU có chung một con đường trong quản lý và phát triển lĩnh vực này.
Liên quan đến quy chế 1005, ông nhấn mạnh rằng việc vận dụng nó sẽ là tốt cho tất cả các bên, do vậy sẽ không có ngoại lệ, mà cần làm rõ những khó khăn trong quá trình vận dụng để có thể thực hiện đúng như quy định đề ra.
Ông thừa nhận cần tăng cường đối thoại cởi mở để tăng cường hiểu biết cũng như trao đổi kinh nghiệm giữa EU, Nghị viện châu Âu và Việt Nam. Ông Mato Adrover cũng tỏ ý tán thành và sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật và đồng tổ chức với phía Việt Nam cuộc hội thảo vào năm 2013 mà phía Việt Nam đề xuất./.
Tại cuộc trao đổi, ông Vũ Văn Tám nhấn mạnh quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) trong những năm qua đã phát triển tích cực và đang hướng tới sự phát triển sâu rộng hơn trong thời gian tới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Ông cho biết Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của Ủy ban Nghề cá Nghị viện châu Âu đã tạo điều kiện để sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu ngày càng tăng và bày tỏ hy vọng EU sẽ trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng nhấn mạnh những thách thức mà nghề cá của Việt Nam đang phải đối mặt và khẳng định việc ứng dụng các chứng chỉ tiên tiến là mục tiêu của Việt Nam, nhưng điều này sẽ khiến giá cả gia tăng và tác động đến thị trường tiêu thụ.
Về chế biến xuất khẩu, thủy sản của Việt Nam chủ yếu dành cho xuất khẩu nên theo Thứ trưởng Vũ VănTám, khó khăn lớn nhất hiện nay là thông tin tuyên truyền tới các nước tiêu thụ và những nước nhập khẩu về những sự cố gắng và những hành động thiết thực của ngành thủy sản Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng nuôi trồng.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã đưa ra một số đề xuất cụ thể nhằm tăng cường sự hợp tác giữa Việt Nam và Ủy ban Nghề cá Nghị viện châu Âu như tăng cường đối thoại và trao đổi thông tin, mong muốn nhận được sự trợ giúp về kỹ thuật và tư vấn từ Ủy ban đối với sự phát triển của nghề cá Việt Nam, tạo điều kiện cho thủy sản Việt Nam tiếp cận công nghệ khoa học tiên tiến trong sản xuất, xuất khẩu và giải quyết những vướng mắc tồn tại khi Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU.
Ông cũng đề nghị Ủy ban tạo điều kiện giúp Việt Nam và cùng Việt Nam chủ trì hội thảo vào năm 2013 để đánh giá tác động của các quy chế 1005 và 2008 tới ngành thủy sản với sự tham gia của 9 nước ASEAN cùng với Australia và New Guinea.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám bày tỏ mong muốn có sự tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Nghề cá và cơ quản quản lý chất lượng nông sản của Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản nói riêng và nông sản nói chung của Việt Nam vào được thị trường của EU với chi phí và giá thành thấp nhất.
Về phần mình, ông Mato Adrover cảm ơn Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về ngành thủy sản Việt Nam và khẳng định Việt Nam và EU có chung một con đường trong quản lý và phát triển lĩnh vực này.
Liên quan đến quy chế 1005, ông nhấn mạnh rằng việc vận dụng nó sẽ là tốt cho tất cả các bên, do vậy sẽ không có ngoại lệ, mà cần làm rõ những khó khăn trong quá trình vận dụng để có thể thực hiện đúng như quy định đề ra.
Ông thừa nhận cần tăng cường đối thoại cởi mở để tăng cường hiểu biết cũng như trao đổi kinh nghiệm giữa EU, Nghị viện châu Âu và Việt Nam. Ông Mato Adrover cũng tỏ ý tán thành và sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật và đồng tổ chức với phía Việt Nam cuộc hội thảo vào năm 2013 mà phía Việt Nam đề xuất./.
(TTXVN)