Ngày 16/10, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẽ duy trì vị thế là nhà cung cấp viện trợ phát triển hàng đầu thế giới. Ông đồng thời kêu gọi khu vực tư nhân hành động nhiều hơn trong lĩnh vực này.
Phát biểu tại một diễn đàn về phát triển ở thủ đô Brussels của Bỉ với sự tham dự của một số nhà lãnh đạo châu Phi, ông Barroso cho rằng để giảm nghèo đói, duy trì an ninh lương thực và đảm bảo phúc lợi xã hội đầy đủ cho tất cả mọi người, thế giới cần tăng trưởng kinh tế và khu vực tư nhân cần giữ vai trò quyết định trong vấn đề này.
Chủ tịch EC nhấn mạnh thế giới phải tiến tới một mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với khu vực tư nhân bằng cách làm việc vì khu vực này và phối hợp với khu vực này. Ông cũng kêu gọi tìm kiếm các hình thức hợp tác mới với khu vực tư nhân để duy trì tăng trưởng và kiến tạo việc làm, trong khi vẫn theo đuổi mục tiêu cuối cùng là giảm nghèo đói.
Với 53 triệu euro (69 triệu USD) viện trợ phát triển trong năm 2011, EU và các nước thành viên tổ chức này hiện là nhà tài trợ hàng đầu thế giới về viện trợ phát triển.
EU đặt mục tiêu sử dụng 0,7% GDP của mình cho viện trợ, song khủng hoảng kinh tế đã cản trở những nước như Pháp, Đức và Italy đáp ứng mục tiêu này./.
Phát biểu tại một diễn đàn về phát triển ở thủ đô Brussels của Bỉ với sự tham dự của một số nhà lãnh đạo châu Phi, ông Barroso cho rằng để giảm nghèo đói, duy trì an ninh lương thực và đảm bảo phúc lợi xã hội đầy đủ cho tất cả mọi người, thế giới cần tăng trưởng kinh tế và khu vực tư nhân cần giữ vai trò quyết định trong vấn đề này.
Chủ tịch EC nhấn mạnh thế giới phải tiến tới một mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với khu vực tư nhân bằng cách làm việc vì khu vực này và phối hợp với khu vực này. Ông cũng kêu gọi tìm kiếm các hình thức hợp tác mới với khu vực tư nhân để duy trì tăng trưởng và kiến tạo việc làm, trong khi vẫn theo đuổi mục tiêu cuối cùng là giảm nghèo đói.
Với 53 triệu euro (69 triệu USD) viện trợ phát triển trong năm 2011, EU và các nước thành viên tổ chức này hiện là nhà tài trợ hàng đầu thế giới về viện trợ phát triển.
EU đặt mục tiêu sử dụng 0,7% GDP của mình cho viện trợ, song khủng hoảng kinh tế đã cản trở những nước như Pháp, Đức và Italy đáp ứng mục tiêu này./.
(TTXVN)