Dù quyết tâm ngăn chặn nhanh chóng nguy cơ khủng hoảng nợ công lan rộng ra toàn Khu vực đồng euro, các nhà lãnh đạo khu vực được cho là khó có thể hiện thực hóa mong muốn đi đến giải pháp toàn diện cho vấn đề này tại hội nghị cấp cao khai mạc ngày 11/3 ở Brussels, Bỉ.
Đức - nước có nhiều ảnh hưởng trong mọi quyết định tài chính của Liên minh châu Âu (EU) - không kỳ vọng hội nghị lần này sẽ tạo bước đột phá lớn mà phải đợi đến hội nghị cấp cao EU, dự kiến sẽ diễn ra trong các ngày 24-25/3 tới.
Thay vào đó, Đức chỉ hy vọng hội nghị sẽ đi đến thỏa thuận về nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước Khu vực đồng euro. Theo đó, các nước thành viên khu vực sẽ phải biến các quy định của EU về thâm hụt ngân sách nhà nước (3% GDP) và nợ công (60% GPD) thành luật quốc gia, tương tự như Đức đã làm.
Thỏa thuận này cũng tính đến các biện pháp nhằm từng bước nâng tuổi về hưu và hướng tới một mức thuế công ty chung cho toàn khu vực.
Dự thảo văn bản nội dung hội nghị cũng nêu rõ các nước thành viên được quyền sử dụng các công cụ tài chính cụ thể của quốc gia mình, song phải đảm bảo công cụ này có sự ràng buộc về pháp lý đủ mạnh và lâu dài (hàm ý các quy định tài chính của EU phải được đưa vào hiến pháp hoặc khung luật của các nước thành viên Khu vực đồng euro).
Trong khi lãnh đạo Khu vực đồng euro ca ngợi thỏa thuận về nâng cao năng lực cạnh tranh là "bước tiến lớn" trong nỗ lực ứng phó khủng hoảng nợ công, giới quan sát nhận xét đây chỉ là "vấn đề ngoài lề," không có tác dụng giải quyết những vấn đề cơ bản là nợ khó đòi và tốc độ tăng trưởng chậm ở những nước đã và có nguy cơ vỡ nợ công.
Theo các nhà quan sát, hội nghị cấp cao Khu vực đồng euro chỉ là động thái "dọn đường" để hội nghị cấp cao EU tìm kiếm giải pháp toàn diện cho vấn đề nợ công.
Nhà kinh tế Nouriel Roubini, người trở nên nổi tiếng sau khi dự đoán chính xác nguy cơ bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhận định EU khó tìm ra giải pháp nhanh chóng cho vấn đề khủng hoảng nợ công.
Theo ông này, một trong những thách thức lớn đối với Khu vực đồng euro hiện nay là sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các nước thành viên.
Trong khi đó, quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ thổi phồng "quả bóng" nợ công ở những nước đã và có nguy cơ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy.
Theo nguồn tin EU, giải pháp toàn diện cho vấn đề nợ công ở Khu vực đồng euro đề cập quỹ cứu trợ ngắn hạn của EU - tên chính thức là Cơ chế ổn định tài chính (EFSF) và quỹ cứu trợ dài hạn - tên chính thức là Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), cũng như những biện pháp sát hạch khả năng chịu đựng sức ép tài chính của các ngân hàng.
Nếu Pháp và Đức thuyết phục được các nước thành viên khác trong Khu vực đồng euro ký thỏa thuận về năng lực cạnh tranh tại hội nghị cấp cao cuối tuần này thì Berlin sẽ ủng hộ việc mở rộng EFSF. Quỹ này trị giá 440 tỷ euro, nhưng khả năng cho vay thực chỉ ở mức 250 tỷ euro (345 tỷ USD).
Việc mở rộng EFSF cần sự ủng hộ của Đức và sự đóng góp thêm hoặc đảm bảo đóng góp thêm từ các nước thành viên.
Ngày 10/3, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho biết nước này chỉ cần 15 tỷ euro để cơ cấu lại vốn của một số ngân hàng, thấp hơn mức dự báo 20 tỷ euro của chính phủ và chỉ bằng khoảng 1/3 dự báo của cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's của Mỹ.
Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha đưa ra thông báo trên sau khi Moody's cùng ngày hạ mức xếp hạng tín dụng của nước này xuống Aa2, làm chao đảo các thị trường tài chính châu Âu.
Một trong những lý do khiến Moody's đưa ra quyết định này do lo ngại Madrid không thể trang trải chi phí cơ cấu lại một số ngân hàng. Moody's dự tính số tiền này dao động từ 40-50 tỷ euro.
Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Elena Sangado đã chỉ trích Moody's không nên hạ mức xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha trước khi Ngân hàng trung ương nước này công bố số tiền cần phải có để cơ cấu lại các ngân hàng.
Tháng trước, Chính phủ Tây Ban Nha kêu gọi các ngân hàng nước này nâng tỷ lệ vốn cơ bản từ 6% lên 8% tổng giá trị tài sản, hoặc 10% đối với các ngân hàng không niêm yết.
Trong số 12 ngân hàng của Tây Ban Nha cần được cơ cấu lại vốn có hai ngân hàng nhà nước, hai chi nhánh ngân hàng nước ngoài, còn lại là các ngân hàng tiết kiệm./.
Đức - nước có nhiều ảnh hưởng trong mọi quyết định tài chính của Liên minh châu Âu (EU) - không kỳ vọng hội nghị lần này sẽ tạo bước đột phá lớn mà phải đợi đến hội nghị cấp cao EU, dự kiến sẽ diễn ra trong các ngày 24-25/3 tới.
Thay vào đó, Đức chỉ hy vọng hội nghị sẽ đi đến thỏa thuận về nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước Khu vực đồng euro. Theo đó, các nước thành viên khu vực sẽ phải biến các quy định của EU về thâm hụt ngân sách nhà nước (3% GDP) và nợ công (60% GPD) thành luật quốc gia, tương tự như Đức đã làm.
Thỏa thuận này cũng tính đến các biện pháp nhằm từng bước nâng tuổi về hưu và hướng tới một mức thuế công ty chung cho toàn khu vực.
Dự thảo văn bản nội dung hội nghị cũng nêu rõ các nước thành viên được quyền sử dụng các công cụ tài chính cụ thể của quốc gia mình, song phải đảm bảo công cụ này có sự ràng buộc về pháp lý đủ mạnh và lâu dài (hàm ý các quy định tài chính của EU phải được đưa vào hiến pháp hoặc khung luật của các nước thành viên Khu vực đồng euro).
Trong khi lãnh đạo Khu vực đồng euro ca ngợi thỏa thuận về nâng cao năng lực cạnh tranh là "bước tiến lớn" trong nỗ lực ứng phó khủng hoảng nợ công, giới quan sát nhận xét đây chỉ là "vấn đề ngoài lề," không có tác dụng giải quyết những vấn đề cơ bản là nợ khó đòi và tốc độ tăng trưởng chậm ở những nước đã và có nguy cơ vỡ nợ công.
Theo các nhà quan sát, hội nghị cấp cao Khu vực đồng euro chỉ là động thái "dọn đường" để hội nghị cấp cao EU tìm kiếm giải pháp toàn diện cho vấn đề nợ công.
Nhà kinh tế Nouriel Roubini, người trở nên nổi tiếng sau khi dự đoán chính xác nguy cơ bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhận định EU khó tìm ra giải pháp nhanh chóng cho vấn đề khủng hoảng nợ công.
Theo ông này, một trong những thách thức lớn đối với Khu vực đồng euro hiện nay là sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các nước thành viên.
Trong khi đó, quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ thổi phồng "quả bóng" nợ công ở những nước đã và có nguy cơ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy.
Theo nguồn tin EU, giải pháp toàn diện cho vấn đề nợ công ở Khu vực đồng euro đề cập quỹ cứu trợ ngắn hạn của EU - tên chính thức là Cơ chế ổn định tài chính (EFSF) và quỹ cứu trợ dài hạn - tên chính thức là Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), cũng như những biện pháp sát hạch khả năng chịu đựng sức ép tài chính của các ngân hàng.
Nếu Pháp và Đức thuyết phục được các nước thành viên khác trong Khu vực đồng euro ký thỏa thuận về năng lực cạnh tranh tại hội nghị cấp cao cuối tuần này thì Berlin sẽ ủng hộ việc mở rộng EFSF. Quỹ này trị giá 440 tỷ euro, nhưng khả năng cho vay thực chỉ ở mức 250 tỷ euro (345 tỷ USD).
Việc mở rộng EFSF cần sự ủng hộ của Đức và sự đóng góp thêm hoặc đảm bảo đóng góp thêm từ các nước thành viên.
Ngày 10/3, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho biết nước này chỉ cần 15 tỷ euro để cơ cấu lại vốn của một số ngân hàng, thấp hơn mức dự báo 20 tỷ euro của chính phủ và chỉ bằng khoảng 1/3 dự báo của cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's của Mỹ.
Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha đưa ra thông báo trên sau khi Moody's cùng ngày hạ mức xếp hạng tín dụng của nước này xuống Aa2, làm chao đảo các thị trường tài chính châu Âu.
Một trong những lý do khiến Moody's đưa ra quyết định này do lo ngại Madrid không thể trang trải chi phí cơ cấu lại một số ngân hàng. Moody's dự tính số tiền này dao động từ 40-50 tỷ euro.
Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Elena Sangado đã chỉ trích Moody's không nên hạ mức xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha trước khi Ngân hàng trung ương nước này công bố số tiền cần phải có để cơ cấu lại các ngân hàng.
Tháng trước, Chính phủ Tây Ban Nha kêu gọi các ngân hàng nước này nâng tỷ lệ vốn cơ bản từ 6% lên 8% tổng giá trị tài sản, hoặc 10% đối với các ngân hàng không niêm yết.
Trong số 12 ngân hàng của Tây Ban Nha cần được cơ cấu lại vốn có hai ngân hàng nhà nước, hai chi nhánh ngân hàng nước ngoài, còn lại là các ngân hàng tiết kiệm./.
(TTXVN/Vietnam+)