Sau hơn 11 tiếng thảo luận căng thẳng, sáng sớm 10/5, bộ trưởng tài chính 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về kế hoạch thành lập "Quĩ chống khủng hoảng" với số vốn trị giá lên tới 750 tỷ euro.
EU đã đưa ra quyết định trên sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy có cuộc điện đàm khẩn cấp với Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm tham khảo ý kiến về kế hoạch lập "Quĩ chống khủng hoảng." Đây cũng được xem là một phần nỗ lực can dự cùng với giới lãnh đạo châu Âu về tình hình kinh tế tại châu lục này.
"Quĩ chống khủng hoảng" vừa được thông qua lớn hơn nhiều so với những đề xuất trước đó của EU hoặc khu vực đồng euro nhằm ngăn chặn nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp sẽ lan sang các nước châu Âu khác.
Theo thỏa thuận đạt được, Quĩ chống khủng hoảng sẽ có sự tham gia của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong đó phần đóng góp của IMF có thể lên tới 250 tỷ euro, 440 tỷ euro sẽ được huy động từ các nước thành viên khu vực đồng euro và 60 tỷ euro còn lại sẽ được trích từ Quĩ của Ủy ban châu Âu (EC).
Nguồn tin ngoại giao EU cho biết mô hình viện trợ của quỹ này cũng giống với cơ chế đã thực hiện với Hy Lạp.
Đại diện cấp cao phụ trách các vấn đề tiền tệ của EU Olli Rehn cho biết những nỗ lực tài chính của các nước thành viên EU, EC và nhóm nước khu vực đồng euro cho thấy nỗ lực tổng thể của châu Âu nhằm bảo vệ đồng euro trước nguy cơ biến động khó lường từ các thị trường tài chính thế giới.
Ngay sau khi Hội nghị bộ trưởng tài chính các nước thành viên EU và sử dụng đồng euro họp tại Brussels của Bỉ công bố quyết định thành lập "Quĩ khủng hoảng," các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã thông báo những biện pháp phối hợp nhằm bình ổn các thị trường tài chính tại châu Âu, đã rơi vào tình trạng hỗn loạn trong tuần qua khiến đồng USD cũng mất giá mạnh tại các thị trường này.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Canada... cùng thông báo các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm cải thiện các điều kiện thanh toán bằng tiền mặt tại các thị trường giao dịch bằng đồng USD.
Thị trường tài chính châu Á-Thái Bình Dương mở cửa sáng 10/5 ngay lập tức đã có phản hồi tích cực. Đồng euro, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng qua do tác động từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp, đã phục hồi trở lại với tỷ giá một euro đổi được 1,2907 USD, tăng so với mức một euro chỉ đổi được 1,2523 USD trong phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 7/5.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, ngày 9/5, IMF chính thức thông qua khoản cứu trợ 30 tỷ euro, một phần trong khoản cứu trợ chung trị giá 110 tỷ euro của các nước khu vực đồng euro và IMF dành cho Aten trong vòng ba năm, nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ phá sản khi các khoản vay đều đến thời điểm đáo hạn.
Theo một người phát ngôn của IMF, khoản cứu trợ cho Hy Lạp lần này lớn gấp 32 lần so với hạn mức mà IMF dành cho bất kỳ nước thành viên nào trong trường hợp khó khăn tài chính./.
EU đã đưa ra quyết định trên sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy có cuộc điện đàm khẩn cấp với Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm tham khảo ý kiến về kế hoạch lập "Quĩ chống khủng hoảng." Đây cũng được xem là một phần nỗ lực can dự cùng với giới lãnh đạo châu Âu về tình hình kinh tế tại châu lục này.
"Quĩ chống khủng hoảng" vừa được thông qua lớn hơn nhiều so với những đề xuất trước đó của EU hoặc khu vực đồng euro nhằm ngăn chặn nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp sẽ lan sang các nước châu Âu khác.
Theo thỏa thuận đạt được, Quĩ chống khủng hoảng sẽ có sự tham gia của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong đó phần đóng góp của IMF có thể lên tới 250 tỷ euro, 440 tỷ euro sẽ được huy động từ các nước thành viên khu vực đồng euro và 60 tỷ euro còn lại sẽ được trích từ Quĩ của Ủy ban châu Âu (EC).
Nguồn tin ngoại giao EU cho biết mô hình viện trợ của quỹ này cũng giống với cơ chế đã thực hiện với Hy Lạp.
Đại diện cấp cao phụ trách các vấn đề tiền tệ của EU Olli Rehn cho biết những nỗ lực tài chính của các nước thành viên EU, EC và nhóm nước khu vực đồng euro cho thấy nỗ lực tổng thể của châu Âu nhằm bảo vệ đồng euro trước nguy cơ biến động khó lường từ các thị trường tài chính thế giới.
Ngay sau khi Hội nghị bộ trưởng tài chính các nước thành viên EU và sử dụng đồng euro họp tại Brussels của Bỉ công bố quyết định thành lập "Quĩ khủng hoảng," các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã thông báo những biện pháp phối hợp nhằm bình ổn các thị trường tài chính tại châu Âu, đã rơi vào tình trạng hỗn loạn trong tuần qua khiến đồng USD cũng mất giá mạnh tại các thị trường này.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Canada... cùng thông báo các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm cải thiện các điều kiện thanh toán bằng tiền mặt tại các thị trường giao dịch bằng đồng USD.
Thị trường tài chính châu Á-Thái Bình Dương mở cửa sáng 10/5 ngay lập tức đã có phản hồi tích cực. Đồng euro, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng qua do tác động từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp, đã phục hồi trở lại với tỷ giá một euro đổi được 1,2907 USD, tăng so với mức một euro chỉ đổi được 1,2523 USD trong phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 7/5.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, ngày 9/5, IMF chính thức thông qua khoản cứu trợ 30 tỷ euro, một phần trong khoản cứu trợ chung trị giá 110 tỷ euro của các nước khu vực đồng euro và IMF dành cho Aten trong vòng ba năm, nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ phá sản khi các khoản vay đều đến thời điểm đáo hạn.
Theo một người phát ngôn của IMF, khoản cứu trợ cho Hy Lạp lần này lớn gấp 32 lần so với hạn mức mà IMF dành cho bất kỳ nước thành viên nào trong trường hợp khó khăn tài chính./.
(TTXVN/Vietnam+)